Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu cũng cần phải chuẩn bị thêm kiến thức về ngành này. Vậy, xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hiểu một cách đơn giản, xuất nhập khẩu tại chỗ là hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân nước ngoài, trong đó hàng hoá được giao nhận ngay tại lãnh thổ Việt Nam theo chỉ định. Khác với xuất nhập khẩu truyền thống, hình thức này không yêu cầu đưa hàng qua biên giới quốc gia nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan. Các bên tham gia gồm: doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ (người bán), thương nhân nước ngoài (người mua), và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ (người nhận hàng). Mỗi bên đều có vai trò và trách nhiệm cụ thể trong việc cung cấp, thanh toán, và hoàn tất thủ tục pháp lý.
Xuất nhập khẩu tại chỗ mang tới nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Ví dụ như tiết kiệm chi phí vận chuyển thời gian giao hàng nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro và được hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng có thể thực hiện hình thức này. Doanh nghiệp cần có tư cách pháp nhân, được cấp phép, hàng hóa phải được phép xuất nhập khẩu và hợp đồng mua bán phải rõ ràng. Các loại hàng thường được phép áp dụng gồm hàng gia công, giao dịch nội địa với doanh nghiệp chế xuất và các giao dịch được thương nhân nước ngoài chỉ định giao nhận tại Việt Nam.
Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ cần được thực hiện người xuất khẩu, người nhập khẩu và cơ quan hải quan. Người xuất khẩu khai báo thông tin, thực hiện thủ tục và giao hàng; người nhập khẩu tiếp nhận và hoàn tất thủ tục nhập. Cơ quan hải quan kiểm tra, phân luồng và xác nhận tờ khai. Bộ hồ sơ cần có: tờ khai hải quan, hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng từ chất lượng, vận tải, giấy phép liên quan. Người nhập khẩu có trách nhiệm hoàn tất thủ tục trong vòng 15 ngày kể từ khi hàng được thông quan.

Mục lục
- 1 Định nghĩa xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định pháp luật và thực tiễn
- 2 Các bên tham gia trong giao dịch xuất nhập khẩu tại chỗ
- 3 Những đặc điểm nhận diện của hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ
- 4 Lợi ích khi doanh nghiệp lựa chọn xuất nhập khẩu tại chỗ
- 5 Điều kiện cần đáp ứng để thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ
- 6 Các loại hàng hóa thường được xuất nhập khẩu tại chỗ
- 7 Các bước thực hiện thủ tục hải quan chi tiết
- 8 Bộ hồ sơ hải quan cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ
- 9 Lời Kết
Định nghĩa xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định pháp luật và thực tiễn
Trong tiếng Anh, xuất nhập khẩu tại chỗ được định nghĩa bằng các cụm từ: on-spot import/export, on-site export/import. Hiểu một cách đơn giản xuất nhập khẩu tại chỗ là giao dịch mua hàng hoá giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân nước ngoài nhưng hàng hoá được giao nhận tại lãnh thổ Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.
Điểm khác biệt cơ bản giữa xuất nhập khẩu tại chỗ và xuất nhập khẩu truyền thống là hàng hoá không cần đưa qua biên giới quốc gia. Tuy vậy, về cơ bản thủ tục hải quan cùng với chứng từ ở xuất nhập khẩu tại chỗ vẫn được xem là hoạt động xuất nhập khẩu.

Các bên tham gia trong giao dịch xuất nhập khẩu tại chỗ
Cụ thể thông tin các bên tham gia trong giao dịch xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Đây cũng là thắc mắc mà rất nhiều doanh nghiệp đặt ra khi tìm hiểu về hình thức xuất nhập khẩu này. Dưới đây là chi tiết các bên tham gia và trách nhiệm từng bên:
- Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ – Người bán tại Việt Nam: Đóng vai trò là bên cung cấp hàng hoá dựa theo hợp đồng mua bán đã ký kết với thương nhân nước ngoài trước đó. Người này phải chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, quy cách của hàng hoá dựa trên thoả thuận. Đồng thời, phải thực hiện thủ tục hải quan và cung cấp những chứng từ liên quan đến xuất khẩu, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế xuất khẩu.
- Thương nhân nước ngoài (người mua): Đóng vai trò là bên mua hàng hoá từ người bán. Họ cần thực hiện nghĩa vụ là thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ và chịu trách nhiệm trong vấn đề tiêu thụ, sử dụng hàng hoá.
- Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ – Người nhận hàng tại Việt Nam được chỉ định. Vai trò của người này là nhận hàng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hàng hoá. Bên cạnh đó, còn có trách nhiệm thực hiện đúng, đủ thủ tục hải quan nhập khẩu, cung cấp các loại chứng từ liên quan đến nhập khẩu và đảm bảo rằng hàng hoá được lưu trữ an toàn

Để hiểu chi tiết hơn về vai trò và trách nhiệm từng bên, đừng quên liên hệ tới Trường Nam Logistics để được giải đáp
Những đặc điểm nhận diện của hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ
Bên cạnh thắc mắc khái niệm xuất nhập khẩu tại chỗ là gì thì nhiều người cũng chưa thực sự hiểu về đặc điểm nhận hiện của hình thức xuất nhập khẩu này. Dựa theo khái niệm, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ được tiến hành với các đặc điểm nhận diện như sau:
- Không di chuyển hàng hoá qua biên giới
- Xuất Nhập khẩu hàng hoá cho các thương nhân nước ngoài hoặc trong nước
- Địa điểm giao hàng luôn nằm trong địa bàn đất nước Việt Nam
- Tính tương tác và linh hoạt trong xuất nhập khẩu vô cùng cao.
- Thông tin về người nhận hàng do người mua hàng cung cấp

Lợi ích khi doanh nghiệp lựa chọn xuất nhập khẩu tại chỗ
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay lựa chọn xuất nhập khẩu tại chỗ. Sở dĩ hình thức này ngày càng được ưa chuộng là vì nó mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Cụ thể các lợi ích như sau:
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển cũng như các loại phụ phí phát sinh. Đồng thời giúp doanh nghiệp giảm trừ tối thiểu các khoản phí khi làm thủ tục hải quan
- Bởi vì không cần vận chuyển quốc tế nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa thời gian vận chuyển, đáp ứng tiêu chí giao hàng nhanh. Từ đó, đảm bảo rằng hàng hoá luôn an toàn, không bị hư hỏng hay thất lạc. Tiến độ công việc xuất nhập khẩu cũng vì thế mà nhanh, hiệu quả hơn bình thường
- Các chủ doanh nghiệp thường được hưởng nhiều các ưu đãi về mặt thuế xuất khi xuất nhập khẩu tại chỗ
- Hạn chế tối đa các rủi ro khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu và không cần phải chi trả nhiều tiền cho bảo hiểm hàng hoá

Điều kiện cần đáp ứng để thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ
Không phải cá nhân, doanh nghiệp nào cũng được phép thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ. Để thực hiện điều này, các đối tượng cần phải đáp ứng tốt những điều kiện mà pháp luật quy định:
- Về đối tượng: Bên nhập khẩu và xuất khẩu tại chỗ bắt buộc phải là tổ chức, cá nhân đã có tư cách pháp nhân và được cấp phép hoạt động kinh doanh dựa trên quy định Pháp Luật.
- Về hàng hoá: Tất cả hàng hoá xuất nhập khẩu đều phải nằm trong diện được phép xuất nhập khẩu. Đồng thời, nó không thuộc các danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu…
- Hợp đồng mua bán: Nêu rõ hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và các thông tin hàng hoá, số lượng, đơn giá, điều kiện giao nhận, phương thức thanh toán
- Thủ tục hải quan: Cả 2 bên xuất – nhập khẩu đều phải tuân thủ thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định Pháp luật hiện hành.

So với vận tải đường biển, hình thức vận tải đường bộ có điểm ưu, nhược thế nào? Đọc ngay bài viết “10+ ưu điểm khi vận chuyển ô tô bằng đường bộ” để biết chi tiết.
Các loại hàng hóa thường được xuất nhập khẩu tại chỗ
Danh sách các loại hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ là gì được quy định rất rõ trong điều 86 thông tư 38/2015/TT – BTC. Chi tiết các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu tại chỗ như sau:
- Các loại sản phẩm gia công: máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên vật liệu dư thừa, phế liệu, phế phẩm nằm trong hợp đồng gia công theo khoản 3 điều 32 trong Nghị định số 187/2013/NĐ – CP
- Tất cả các loại hàng hoá mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất trong khu phi thuế quan
- Các loại hàng hoá mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam cùng với tổ chức, cá nhân nước ngoài mà không có sự hiện diện tại Việt Nam và được các thương nhân nước ngoài chỉ định giao – nhận hàng hoá tại Việt Nam.

Sự thay đổi về bảng giá cước vận tải liên tục được Bộ GTVT cập nhật. Để biết chi tiết giá cước thay đổi thế nào, mời bạn theo dõi bài viết “Bảng giá cước vận tải đường bộ năm 2025”
Các bước thực hiện thủ tục hải quan chi tiết
Các bước thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ được áp dụng đồng thời với 3 đối tượng cụ thể:
- Người xuất khẩu:
Bước 1: Người xuất khẩu phải kê khai đầy đủ các thông tin xuất khẩu, vận chuyển, mã địa điểm theo quy định của Chi cục Hải quan
Bước 2: Thực hiện các thủ tục xuất khẩu hàng hoá dựa theo hướng dẫn của cán bộ cơ quan hải quan
Bước 3: Sau khi hàng hoá đã được thông quan thì tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu
- Người nhập khẩu:
Bước 1: Khai báo toàn bộ các thông tin về hàng nhập khẩu. Đồng thời ghi rõ số tờ khai hàng hoá xuất khẩu và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của cơ quan hải quan
Bước 2: Tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hoá đúng thời hạn và tiếp nhận hàng hoá từ người xuất khẩu
- Với cơ quan hải quan:
Bước 1: Theo dõi và phân tích chi tiết thông tin trong tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu tại chỗ. Kiểm tra các chứng từ đã đầy đủ hay chưa?
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra toàn bộ các thông tin mà 2 bên xuất – nhập khẩu kê khai
Bước 3: Lập danh sách chi tiết các tờ khai và số hàng hoá được thông quan

Bộ hồ sơ hải quan cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ
Trong bộ hồ sơ hải quan của hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ bắt buộc phải có đầy đủ các loại giấy tờ dưới đây:
- Tờ khai hải quan. Sau có tờ khai hải quan trên phần mềm, các doanh nghiệp nhập và xuất khẩu sẽ được trả kết quả trên tờ khai phân luồng. Doanh nghiệp sẽ cần phải in tờ khai để thực hiện thủ tục hải quan theo quy định pháp luật
- Hợp đồng mua bán 2 bên
- Hoá đơn thương mại đúng chuẩn quy định
- Các chứng từ kiểm tra chất lượng trong trường hợp mặt hàng xuất – nhập khẩu đã nằm trong danh mục phải kiểm tra chuyên ngành
- Chứng từ vận tải
- Giấy phép nhập khẩu theo hạn mức thuế
- Giấy báo kiểm tra miễn phí hoặc Giấy kiểm tra kết quả thông báo của cơ sở kiểm tra chuyên ngành
Về cơ bản, người nhập khẩu có trách nhiệm phải hoàn tất thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ thời điểm thông quan hàng hoá.

Lời Kết
Trên đây là toàn bộ thông tin lý giải xuất nhập khẩu tại chỗ là gì. Cty vận tải Bắc Nam Trường Nam Logistics luôn ở đây, sẵn lòng phục vụ khách hàng! Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Bài viết hữu ích:
Vận chuyển xe ô tô bằng đường bộ: Ưu và nhược điểm
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
Cách Ghi Thông Tin Gửi Hàng Chính Xác, Nhanh Chóng
Việc ghi thông tin gửi hàng chính xác đóng vai trò quan trọng giúp đảm
STC là gì? Giải mã ý nghĩa STC trong Logistics | Trường Nam Logistics
Các tài liệu lý giải về thuật ngữ STC là gì hiện rất nhiều trên
VGM Là Gì? Giải Mã Chi Tiết Về Verified Gross Mass Trong Vận Tải Biển
Lý giải về thuật ngữ VGM là gì, các tài liệu tiếng Anh cho biết