Trong xuất nhập khẩu thuật ngữ DAT là gì? Trách nghiệm, nghĩa vụ của các bên khi sử dụng DAT là gì? Hãy cùng Trường Nam Logistics tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây!
Mục lục
DAT là gì?
Trong tiếng Anh, DAT là viết tắt của cụm từ Delivery At Terminal. Nó có nghĩa là Giao tại bến. DAT là một điều kiện được quy định rõ ràng trong Incoterms 2020. Trong đại đa số các loại hình vận tải hiện nay, đơn vị nào cũng phải sử dụng DAT.
Cả người mua và người bán khi sử dụng DAT đều phải làm rõ về địa chỉ giao hàng chỉ định. Người bán nhất thiết phải chi trả toàn bộ chi phí lẫn các rủi ro liên quan đến vận chuyển hàng hoá.
Trách nhiệm của người bán trong giao hàng DAT
Bên cạnh khái niệm thì trách nhiệm của người bán trong giao hàng DAT là gì cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Cụ thể, người bán hàng theo DAT cần phải thực hiện tốt các trách nhiệm và nghĩa vụ sau:
- Cần chuẩn bị và thực hiện quá trình giao hàng hoá đầy đủ, đúng số lượng, chủng loại cũng như chất lượng như đã thoả thuận từ ban đầu với người mua
- Chuẩn bị toàn bộ các hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc mua bán. Ví dụ như hợp đồng, packinglist, các chứng từ xuất xứ…
- Làm thủ tục xuất khẩu hợp pháp cho người mua
- Thuê vận chuyển và thực hiện nhiệm vụ chi trả các khoản phí liên quan tới vấn đến giao hàng
- Mua bảo hiểm hàng hoá
- Chịu trách nhiệm với mọi rủi ro và các khoản phí cho đến khi hàng được giao tới tận tay người mua
Người mua cần biết gì khi giao hàng DAT?
Về phía người mua, điều bạn cần biết khi giao hàng DAT là gì? Đó là:
- Phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cùng với những chi phí liên quan cho người bán
- Tiếp nhận hàng hoá tại địa điểm đã ký kết với người bán
- Chịu trách nhiệm đối với vấn đề thông quan hàng hoá tại nước nhập khuẩn
- Chịu trách nhiệm về chi phí được chuyển giao khi nhận hàng an toàn tại điểm đích
Cần lưu ý gì khi mua bán hàng theo giá DAT?
Các công ty vận chuyển Bắc Nam luôn nhấn mạnh rằng, người mua và người bán cần phải chú ý nhiều điều khi sử dụng DAT. Cụ thể những điều cần chú ý khi dùng DAT là gì đối với mỗi bên mua – bán?
Về phía người bán:
- Nhất thiết phải thương lượng rõ các hình thức thanh toán để đảm bảo rằng tiền hàng được thu đúng và đủ theo quy định
- Giao đủ, đúng hàng theo như đã thoả thuận trước với người mua
- Khi thực hiện quá trình chuẩn bị chứng từ, gửi chứng từ nên lựa chọn hình thức chuyển nhanh. Các bạn cần nhớ rằng không gửi chúng đi kèm với hàng hoá
- Luôn lựa chọn phương thức vận chuyển xe ô tô an toàn, uy tín. Điều này giúp bạn hạn chế được những phát sinh, hư hỏng hàng hóa.
- Nên thực hiện việc mua bảo hiểm hàng. Như vậy, phía bên giao hàng sẽ có trách nhiệm hơn khi thực hiện dịch vụ
Về phía người mua:
- Phải kiểm tra số, chất lượng hàng hoá khi nhận hàng. Nếu bị phát hiện thiếu sót hoặc hàng hoá hư hỏng thì phải thông báo sớm, từ chối nhận hàng nếu cần thiết
- Yêu cầu bên bán phải cung cấp đầy đủ các chứng từ để làm tốt thủ tục xuất nhập khẩu
- Nhất thiết phải yêu cầu người bán cung cấp các hình ảnh đã đóng hàng tại kho
- Yêu cầu vận đơn, lịch trình cụ thể cùng với các thông tin đơn vị vận chuyển
Những rủi ro tiềm ẩn khi giao hàng theo điều kiện DAT
Rủi ro trong quá trình giao hàng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu người bán và người mua cẩn thận và thực hiện các khâu tỉ mỉ thì tỉ lệ gặp rủi ro sẽ rất thấp. Các rủi ro thường gặp nhất liên quan đến những vấn đề như bảo quản, bảo dưỡng và sự an toàn của hàng hoá.
Khi hàng hoá đã cập bến tại địa điểm thoả thuận thì người mua sẽ phải chịu trách nhiệm về quá trình quản lý, bảo quản cũng như an toàn của hàng hoá. Bạn cần phải đảm bảo rằng, hàng hoá khi được dỡ xuống không gặp các vấn đề về số lượng, chất lượng. Nếu không toàn bộ rủi ro hư hỏng hàng hoá sau này đều thuộc về chính người mua.
Về phía người bán, sẽ cần phải đối diện với những rủi ro liên quan đến bảo quản, bảo dưỡng, an toàn của hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Nếu có bất cứ tổn thất nào trong quá trình vận chuyển thì bạn cũng cần phải gánh chịu trách nhiệm.
Bảo hiểm hàng hóa trong giao hàng DAT
Trong mục điều kiện giao hàng DAT là gì không nhắc đến bảo hiểm hàng hoá. Điều này có nghĩa là, bên mua và bán không bắt buộc phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Tuy nhiên, để giữ lợi ích của người bán, mua thì các bạn nên mua khi cần.
Ví dụ như khi hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua ở 1 bến nhất định thì rủi ro của bên bán sẽ kéo dài từ kho đến “bến dở hàng”. Trong khoảng này, nếu có bảo hiểm thì phía bên vận chuyển sẽ có trách nhiệm cao hơn và hạn chế được tối đa khả năng hàng bị hỏng. Do đó, khuyến khích người bán trong trường hợp này mua bảo hiểm để lô hàng được an toàn, đảm bảo cao các giá trị, quyền lợi của mình.
Có nên giao hàng theo điều kiện DAT?
CÓ. Trong điều kiện giao hàng DAT quy định rất rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của bên bán lẫn bên mua. Do đó, có thể nói rằng quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên đa phần được đảm bảo tối đa.
Xét về tổng quan, người bán thường sẽ phải chịu nhiều rủi ro hơn so với người mua. Nhưng ngược lại, quyền lợi và giá trị lợi ích mà bên bán nhận được cũng không ít. Nếu bạn đang băn khoăn quá nhiều về sự lựa chọn nên dùng DAT hay không? Hãy thử trải nghiệm trước rồi đi đến kết luận sau cùng nhé!
Trên đây là chi tiết các thông tin lý giải DAT là gì? Mong rằng, quý bạn đọc đã nắm bắt được các thông tin cần thiết. Để lại lời nhắn trong phần bình luận nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về DAT hay các dịch vụ xe chuyên chở ô tô, vận chuyển hàng hoá logistics nhé!
Bài viết hữu ích:
FCL là gì? Có nên lựa chọn FCL trong vận chuyển hàng hoá?
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
Pre carriage là gì? Phân biệt Pre – Carriage, Carriage và On-carriage chi tiết
99% những người mới tập tành học hỏi ngành vận chuyển hàng hóa quốc tế
Tìm hiểu về Genset là gì: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z
Trên các phương tiện truyền thông, thuật ngữ Genset là gì được lý giải rất
Certificate of Conformity là gì? Giải đáp mọi thắc mắc
Certificate of conformity là gì? Chắc hẳn nhiều người làm việc trong ngành vận chuyển