Những ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chắc chắn thường xuyên nghe tới và hiểu thuật ngữ Feeder Vessel là gì. Nhưng nếu bạn là người mới tìm hiểu về lĩnh vực này thì phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu về Feeder Vessel. Ở bài viết này, Trường Nam Logistics sẽ làm rõ một cách chi tiết nhất về thuật ngữ Feeder Vessel, hãy nán lại và đọc ngay nhé!
Mục lục
Feeder Vessel là gì?
Trong tiếng Anh, Feeder Vessel được hiểu đơn giản là tàu trung chuyển. Loại tàu này thường được dùng cho mục đích vận chuyển hàng hoá từ những container nhỏ đến tàu lớn hoặc những địa điểm khác.
Kích thước của con tàu này đa phần đều nhỏ. Sức chứa của Feeder Vessel thường dao động từ 300 TEU – 1000 TEU. Feeder Vessel sẽ không thể trực tiếp ghé đến cảng để làm nhiệm vụ xuất hàng.
Loại tàu này sẽ chỉ có thể tiếp cận tàu lớn, bốc hàng từ container và vận chuyển đến đích. Trong trường hợp hàng hoá nằm ở cảng và người chủ muốn chuyển sang tàu lớn thì cần phải tới Feeder Vessel để chuyển hàng ra ngoài.
Phân loại Feeder Vessel
Bên cạnh khái niệm Feeder Vessel là gì thì các bạn cũng cần tìm hiểu về những loại tàu trung chuyển. Dựa theo chia sẻ của các đơn vị vận chuyển hàng hoá thì tàu sẽ được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí. Ví dụ như chức năng, kích thước và khả năng tải hàng.
Nếu phân loại tàu Feeder Vessel theo chức năng thì sẽ có các loại:
- Tàu chở hàng tổng hợp
- Tàu chở dầu
- Tàu chở hàng nguyên liệu
- Tàu chuyên chở container
Phân loại Feeder Vessel dựa theo kích thước và khả năng tải hàng thì có:
- Small Feeder: Đây là loại tàu trung chuyển có kích thước nhỏ, sức chứa ít. Sức chứa trung bình của loại tàu này là 1000 TEUs
- Feeder: Tàu trung chuyển có sức chứa trung bình, khoảng 2000 TEUs
- Feedermax: Loại tàu trung chuyển có kích thước lớn, sức chứa đạt mức 3000 TEUs
Vai trò của Feeder Vessel trong xuất nhập khẩu
Bạn có tò mò vai trò thực sự của Feeder Vessel là gì trong xuất nhập khẩu? Dựa theo đánh giá của các cơ quan vận tải và những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá thì, Feeder Vessel giữ một vai trò rất quan trọng.
Loại tàu này là điểm kết nối giữa các cảng nhỏ và cảng trung tâm. Các cảng nhỏ thường sẽ không đủ cơ sở hạ tầng hoặc kinh phí để xử lý những con tàu có lượng container lớn. Lúc này, tàu trung chuyển sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hoá từ cảng nhỏ đến những cảng khác và ngược lại.
Bên cạnh đó, tàu Feeder Vessel cũng có tác dụng tăng cường hiệu quả cho chuỗi cung ứng. Bằng cách là, tàu giúp vận chuyển một cách linh hoạt và liên tục cho các chủ hàng. Hàng hoá thông qua tàu trung chuyển sẽ được đưa đến cảng, khu vực một cách dễ dàng. Có tàu Feeder Vessel, các chủ tàu sẽ giảm thiểu tối đa được thời gian lẫn chi phí vận chuyển.
Tổng kết lại thì, tàu Feeder Vessel đóng góp một phần rất lớn vào sự tăng trưởng của ngành xuất nhập khẩu. Sự kết nối giữa tàu với các cảng giúp cho hoạt động chuyển giao hàng hoá và tối ưu chuỗi cung ứng trở nên tuyệt vời hơn.
Ưu và nhược điểm của Feeder Vessel là gì?
Không khó để nhận biết điểm ưu và nhược của Feeder Vessel là gì. Những người vận chuyển hàng hóa Logistics chắc chắn cũng đã nằm lòng điều này. Cụ thể về các điểm ưu và nhược của Feeder Vessel như sau:
Ưu điểm
- Tối ưu hoá chi phí vận chuyển: Chủ hàng sử dụng tàu Feeder Vessel thường sẽ phải trả phí vận hành thấp hơn nhiều lần so với việc bạn dùng dịch vụ của tàu lớn. Điều này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được tối đa phí vận chuyển trong mỗi chuyến hàng.
- Có tính linh hoạt cao: Lịch trình và tuyến đường vận chuyển của tàu Feeder Vessel thường rất đa dạng. Nó đặc biệt phù hợp cho mục đích vận chuyển hàng hoá từ nhiều cảng khác nhau. Tàu cũng phục vụ kịp thời các nhu cầu của khách hàng ở từng thời điểm.
- Giảm tắc nghẽn: Điểm ưu nổi trội của những con tàu Feeder Vessel chính là có thể chuyển hàng hoá linh hoạt từ cảng nhỏ đến cảng lớn và ngược lại. Từ đó, nó giúp chủ hàng bớt lo lắng và không cần nghĩ ngợi quá nhiều đến vấn đề hàng hoá bị tắc, không chuyển về tàu được.
Nhược điểm
Các ưu điểm của tàu Feeder Vessel là gì bạn nắm được rồi đúng không? Đồng ý rằng, con tàu này mang rất nhiều điểm cộng, rất ích lợi cho ngành xuất nhập khẩu. Thế nhưng, nó cũng tồn tại một số khuyết thiếu như sau:
- Sức chứa của tàu nhỏ: Mỗi một lần vận chuyển như thế, tàu sẽ chỉ chở được một phần hàng hoá. Do đó, tàu sẽ phải thường xuyên cập cảng và gia tăng về mặt phí vận chuyển.
- Mất khá nhiều thời gian vận chuyển: Bởi vì tàu phải dừng lại khá nhiều điểm ở trên cảng nên thời gian vận chuyển của nó thường khá lâu. Các chủ hàng phải lên lịch và thực sự kiên nhẫn để chờ đợi từng dịch vụ của Feeder Vessel
- Cước vận chuyển hàng hoá của tàu có thể thay đổi theo từng thời điểm. Các chủ hàng phải kiểm tra kỹ chi phí trước khi sử dụng
Những điều kiện, quy định đặc biệt trong Feeder Vessel
Khi vận hành tàu Feeder Vessel cần phải đảm bảo các điều kiện, quy định nào? Đây cũng là những thắc mắc mà rất nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về thuật ngữ Feeder Vessel là gì?
Dựa theo kết quả tổng hợp, phân tích của Trường Nam Logistics thì tàu Feeder Vessel cần đảm bảo những điều kiện dưới đây:
- Cảng trung chuyển của tàu phải được xây dựng gần với những tuyến vận tải chính. Điều này nhằm mục đích tạo các điều kiện thuận lợi cho tàu Feeder Vessel kết nối với tàu lớn
- Cảng lớn phải là cảng nước sâu. Có như vậy, mới thuận tiện giúp cho tàu ra vào cảng.
- Tại cảng tàu lớn phải đảm bảo tiêu chí là có bãi đất rộng. Bãi đất này dùng để xây dựng kho bãi, các cơ sở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu, hoạt động vận chuyển hàng hoá ra vào…
- Những cảng đậu của tàu trung chuyển khi kết nối với hệ thống tàu cần đảm bảo được tiêu chí về vận hành, nâng suất cảng…
- Các hãng tàu cần áp dụng 3 tuyến vận tải cơ bản là tàu vận tải đầu – cuối, tuyến vận tải vòng quanh thế giới và tuyến quả lắc…
Lời Kết
Chi tiết về thuật ngữ Feeder Vessel là gì, cty vận tải Bắc Nam – Trường Nam Logistics đã giải thích ở trên. Nếu cần sử dụng dịch vụ vận chuyển hoặc mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn, mời quý độc giả liên hệ trực tiếp đến chúng tôi.
Bài viết hữu ích:
Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam: Mách bạn đơn vị vận chuyển uy tín – giá tốt 2024
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế