Đại đa số những người làm trong ngành vận tải biển đều hiểu thuật ngữ Cut off time là gì? Nhưng nếu bạn lần đầu tìm hiểu về thuật ngữ này chắc chắn sẽ khó đưa ra được một kết luận chính xác về ý nghĩa của nó. Vậy nên, dưới bài viết này, Trường Nam Logistics sẽ chuyển tải A – Z kiến thức về Cut off time để giúp bạn hiểu rõ và vận dụng tốt.
Mục lục
Khái niệm Cut off time là gì?
Những người làm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá Logistic đều hiểu rõ khái niệm Cut off time là gì. Trong tiếng Việt, cụm từ này được dịch là thời gian cắt máng. Hiểu một cách đơn giản và chính xác nhất thì Cut off time là thời hạn cuối cùng mà tất cả những người xuất khẩu hàng hoá phải hoàn tất việc thông quan cho các lô hàng để xếp lên tàu.
Trong trường hợp, các lô hàng không thể hoàn tất và thanh lý cho cảng sớm hơn Cut off time quy định thì hãng tàu sẽ không nhận hàng. Họ sẽ coi đó là lô hàng bị lỗi, “rớt tàu”. Những lô hàng này sẽ được vận chuyển theo các chuyến tàu sau, nếu bạn thương lượng tốt với chủ tàu.
Tuy nhiên, trường hợp, các chủ doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với phía người đại diện tàu thì có thể linh hoạt xin thêm thời gian hoàn tất thanh lý lô hàng. Thông thường, các bạn có thể xin thêm từ 3 – 6 tiếng.
Quy định của Cut off time
Bên cạnh việc nắm bắt được khái niệm Cut off time là gì trong Logistic thì các bạn còn cần hiểu rõ những quy định liên quan. Thông thường, các hãng tàu sẽ quy định rõ và chi tiết thời hạn để nộp bill. Tuỳ thuộc vào các mối quan hệ của công ty vận chuyển hàng hoá với hãng tàu mà thời gian Cut off time có thể thay đổi từ 3 – 6 tiếng.
Trong trường lô hàng của các bạn thanh lý trễ cho cảng thì nhất thiết phải chuyển dời sang chuyến tàu sau. Ngoài ra, các đơn vị vận chuyển hàng hoá có thể sử dụng hình thức Freetime đối với container của hãng tàu. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần nhớ rằng phải tuân thủ hoàn toàn những quy định về freetime của các lô hàng.
Bạn tò mò không biết cước phí vận chuyển của các hãng tàu thế nào? Vậy hãy đọc kỹ bài viết “Cước vận chuyển hàng hóa năm 2024 [Mới cập nhật]”.
Phân loại cut-off
Nếu bạn làm việc trong ngành Logistics sẽ cần nắm thêm thông tin về các loại Cut – off. Có như vậy, bạn mới thực sự hiểu rõ Cut off time là gì? Nên vận dụng thế nào là tốt. Hiện tại, có 3 loại Cut – off chính lần lượt là:
Cut-off Shipping Instruction
Cut – off Shipping Instruction được hiểu là các thông tin mà người gửi sẽ phải đưa cho hãng tàu. Để từ đó, các chủ tàu có thể phát hành Details of Bill of Lading cho người gửi. Hạn cuối để gửi thông tin vận chuyển cho hãng tàu lúc này được viết bằng cụm Cut – off S/I
Trong trường hợp người gửi không thể gửi kịp thông tin vận chuyển cho hãng tàu thì lô hàng sẽ phải xếp lên chuyến tàu sau. Thông thường hạn S/I sẽ được nhắc lại trước 1 – 3 ngày khi tàu rời cảng.
Cut-off C/Y
C/Y là viết tắt của cụm từ Container Yard. Cut off C/Y là thời hạn cuối cùng mà những người chịu trách nhiệm vận chuyển hàng phải đưa hàng đến nơi hạ Container và hoàn tất các thủ tục hải quan cho lô hàng một cách hợp pháp. Nếu như không hoàn thành 1 trong 2 đầu việc trên thì chắc chắn lô hàng sẽ bị rớt tàu và không được chuyển đi.
Cut-off Doc
Đây chính xác là cụm từ chỉ hạn cuối mà người gửi phải xác nhận lại toàn bộ nội dung trong hoá đơn nháp với hãng tàu. Trường hợp, người gửi đã quên xác nhận hoặc xác nhận muộn hơn so với quy định thì hãng tàu sẽ nhận định nội dung trong S/I đã chính xác. Và họ thông qua đó để làm vận đơn gốc cho các đơn vị thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hoá.
Trong trường hợp người gửi không đồng ý và muốn khiếu nại thì chắc chắn sẽ phải mất thêm phí. Việc sửa đổi vận đơn là điều có thể khi mà bạn có sự trao đổi thẳng thắn với chủ tàu. Thế nhưng, bạn phải chi trả một khoản phí ngoài lề để thực hiện tốt điều này. Vậy nên, hãy luôn chú ý đến thời gian Cut – off Doc nhé!
Cut-off VGM
Trong số các loại cut off time là gì thì người gửi cần phải cẩn thận xem xét Cut off VGM. Bởi đây là hạn cuối mà các bạn cần phải gửi phiếu cân container cho hãng tàu. Nếu như không gửi phiếu cân đúng hạn, mọi công đoạn vận chuyển hàng hoá sau này đều phải tàu ngưng. Hãng tàu sẽ không làm B/L và bạn bắt buộc phải đợi đơn vị vận chuyển khác.
Những đối tượng liên quan đến Closing time/ Cut-off
Các đối tượng liên quan đến Cut – off time là gì? Đối với vấn đề này, các chủ hãng tàu và người gửi luôn phải xác định rõ. Cụ thể, các đối tượng liên quan như sau:
- Người mua – Đây chính là người đã đặt hàng hoá và mua sản phẩm
- Người xuất khẩu: Là đối tượng sản xuất và cung cấp hàng hoá cho người mua
- Các công ty vận chuyển vận hàng hóa từ cảng bốc hàng đến cảng đích
- Hải quan của 2 quốc gia mà người mua, bán cần nhập, xuất khẩu. Hải quan sẽ làm nhiệm vụ thông quan cho các hàng hoá hợp lệ rời khỏi nước xuất khẩu và nhập cảnh vào nước cần nhập khẩu
- Các cảng vụ gồm chính quyền cảng của 2 nước liên quan đến lô hàng vận chuyển. Chính quyền cảnh tại nước xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý và sắp xếp mặt bằng cho hàng hoá được chất lên tàu. Chính quyền cảng vụ của nước nhập khẩu có nhiệm vụ quản lý, cung cấp thông tin và làm thủ tục thông quan cho các lô hàng hợp lệ
- Những công ty bảo hiểm được người mua, người xuất khẩu và hãng tàu sử dụng để đảm bảo lô hàng an toàn trong quá trình vận chuyển
- CHA: Địa lý của các cơ quan hải quan. Nó có nhiệm vụ là hỗ trợ người mua, người xuất khẩu những vấn đề liên quan đến quá trình thông quan
- Nhà cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức. Có thể là đường sắt, đường bộ, đường biển,…
Không kịp Cut-off time làm sao?
Khi hiểu rõ khái niệm Cut off time là gì tin rằng bạn đã biết tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau, có thể người gửi không thể đáp ứng kịp thời gian chuyển hàng. Nếu rơi vào trường hợp này, các bạn có thể áp dụng những cách giải quyết tối ưu dưới đây:
- Bước đầu, các bạn nên kết nối với bên Forwarder. Bởi đây thường là bộ phận sale chính thức của hãng tàu. Họ sẽ là những người trực tiếp nhận những đơn hàng của bạn và quản lý, lên kế hoạch để chuyển hàng đi. Họ có khả năng tác động đến bộ phận OPS tại cảng. Vì thế, các bạn có thể kết nối với họ và khéo léo xin thêm thời gian Cut off time nhé!
- Thực hiện tốt các thủ tục liên quan như: xin mẫu đơn lùi Cut off time, điền đầy đủ thông tin và nộp lên bộ phận Terminal của cảng. Lúc này, bộ phận đó sẽ xem xét tất cả các yếu tố của đơn xin lùi Cut off time. Nếu hợp lệ và thuận lợi, họ sẽ chú thích ở sổ tàu và bạn có thể dựa vào đó để tiếp tục quá trình chuyển hàng.
Trong trường hợp không kết nối được với bộ phận Forwarder, bạn sẽ không xin được thêm thời gian Cut off time. Lúc này, các bạn cần xem xét tình trạng hàng hoá và quyết định tiếp tục sử dụng dịch vụ chuyển hàng hay không.
Lời Kết
Tin rằng, qua bài viết, bạn đã nắm được khái niệm Cut off time là gì cùng với những thông tin liên quan. Hiện Trường Nam Logistic đang cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa Bắc Nam với cước phí cực ưu đãi. Nếu bạn có nhu cầu, đừng quên liên hệ tới chúng tôi nhé!
Bài viết hữu ích:
Xe liên doanh là gì? Cách chọn xe liên doanh chất lượng, giá tốt
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế