Xe liên doanh là gì? Sử dụng xe liên doanh bạn sẽ nhận được những điểm ưu và nhược thế nào? Tất cả sẽ được Trường Nam Logistics cập nhật chi tiết thông tin ở bài viết dưới đây, nếu bạn có cùng thắc mắc, hãy theo dõi ngay nhé!
Mục lục
Liên doanh là gì?
Liên doanh là một thuật ngữ quen thuộc đối với những ai làm trong lĩnh vực kinh doanh. Thuật ngữ này được dùng để mô tả hoạt động hợp tác đồng thời giữa 2 hoặc nhiều đơn vị hướng đến mục đích cuối cùng là tạo ra công ty hoặc sản phẩm liên doanh.
Mô hình liên doanh mang đến rất lợi ích lớn cho mỗi bên tham gia. Hình thức hợp tác liên doanh cũng giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hưởng các đặc quyền riêng biệt. Ví dụ như doanh nghiệp Việt thì được tiếp cận tốt hơn với khoa học thế giới. Cùng lúc đó, doanh nghiệp nước ngoài lại có môi trường kinh doanh tốt, hiểu hơn về văn hoá của người Việt.
Xe liên doanh là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì xe liên doanh là xe được sản xuất bởi Việt Nam và các nước khác. Những dòng xe này thường có giá thành rẻ nhưng chất lượng lại vô cùng tốt.
Trên thị trường hiện tại, xe liên doanh được chia làm 2 loại chính. Loại đầu tiên là những dòng xe được lắp ráp trong nước. Tất cả những người mua xe sẽ chỉ cần thanh toán tiền và lập tức sang tên trên giấy tờ một cách hợp pháp. Tất nhiên, khi sở hữu xe, các bạn đều cần phải đóng thuế đúng quy định.
Loại xe liên doanh thứ 2 là xe nhập khẩu từ các nước khác. Với loại xe này, người dùng sẽ không cần nộp thuế.
Ở thời điểm hiện tại, khái niệm xe liên doanh là gì đang bị hiểu sai và nhiều chủ cửa hàng lợi dụng để bán được hàng hoá. Người ta thường cho rằng, xe liên doanh là những chiếc xe cũ được lắp ráp tại Trung Quốc. Họ đánh vào tâm lý yêu thích sự sang trọng và dẫn dụ khách hàng mua xe. Vì thế, các bạn nhất thiết phải hiểu rõ khái niệm về xe và có sự lựa chọn đúng đắn.
Có nên mua xe liên doanh không?
Khi hiểu xe liên doanh là gì tin rằng các bạn cũng bước đầu xác định được có nên mua loại xe này hay không. So với các xe chính hãng đang được bán trên thị trường thì xe liên doanh có giá rẻ hơn nhưng lại rất đa dạng về mẫu mã và chất lượng ổn định.
Các công ty kinh doanh hay công ty vận chuyển hàng hóa đều hiểu rằng bản chất xe liên doanh không xấu. Thế nhưng, bởi vì có nhiều đơn vị kinh doanh vì muốn có lợi nhuận cao hơn đã độ lại xe cũ và gắn mác xe liên doanh. Vì thế, khiến cho rất nhiều người mua e dè và nghi ngờ chất lượng của dòng xe này.
Về cơ bản, xe liên doanh là sự lựa chọn tốt, đáng mua cho những tất cả mọi người, đặc biệt là ai đang có kinh phí mua xe eo hẹp. Tuy nhiên, khi mua, các bạn nhất thiết phải cân nhắc mua ở những đơn vị uy tín. Như vậy, bạn mới có thể đảm bảo rằng, chiếc xe là chính hãng, có chất lượng.
Có thể bạn chưa biết:
Mách bạn danh sách biển số xe các tỉnh thành Việt Nam 2024
Những lưu ý khi chọn mua xe liên doanh
Những điều cần lưu ý khi mua xe liên doanh là gì? Đây chính xác là vấn đề mà tất cả những người mua nên để tâm và nhớ kỹ để mua được chiếc xe liên doanh ưng ý. Dựa theo tiết lộ của các chủ cửa hàng xe thì, người mua cần lưu ý:
Đối với xe mới
Thông thường, các đại lý bán xe đều sẽ cung cấp những mẫu mã xe liên doanh khác nhau. Thương hiệu của xe cũng được đề cập rõ ràng và công khai khi người mua hỏi. Các nhân viên tại cửa hàng cũng sẽ giới thiệu chi tiết những thông tin liên quan tới xe và hãng xe cho bạn.
Có một số dòng xe liên doanh được lắp ráp và sản xuất với hình dạng hệt như những chiếc xe chính hãng. Vì thế, nếu bạn không phải là một người có nhiều kinh nghiệm và thực sự am hiểu về xe liên doanh là gì thì rất khó để nhận ra. Vì thế, khi đi mua xe liên doanh mới, bạn nên nhờ tới sự tư vấn của người có chuyên môn.
Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét kỹ giấy tờ của xe để xác định chất lượng của xe. Hãy cẩn thận không mua xe ở các đơn vị vận chuyển hàng hoá hoặc tiệm nhỏ. Bởi đa phần đây đều sẽ là những chiếc xe tồn kho hoặc xe được tân trang, độ mới.
Đối với xe cũ
Khi mua xe liên doanh cũ, điều mọi người mua cần quan tâm nhất chính là nguồn gốc của xe. Chủ động xem xét điều này sẽ giúp bạn xoá bỏ phần nào mối lo ngại về chất lượng của sản phẩm. Hơn nữa, bạn cũng chắc chắn được rằng, mỗi đồng tiền được chi trả đều đáng giá.
1 kinh nghiệm lớn từ các chủ cửa hàng bán xe liên doanh là bạn cần quan sát lốc máy khi mua xe cũ. Thông thường, các dòng xe chính hãng, còn tốt sẽ ghi rõ tên của hãng xe. Ví dụ như bạn sẽ nhìn thấy hãng xe là Honda, Suzuki hay Yamaha…
Nếu như phát hiện, xe không còn ghi rõ tên hãng thì bạn nên xem xét đến mục giấy đăng ký xe. Đồng thời, hãy quan sát vào khung số máy. Thông tin trên giấy tờ xe và số khung máy trùng khớp nhau thì an tâm rằng đó là xe liên doanh chính hãng, đáng tiền.
Cà vẹt xe máy
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế hiện đang rất phổ biến và phát triển mạnh. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng dịch vụ này để phục vụ cho mục đích làm việc, kinh doanh của mình. Các chủ cửa hàng xe liên doanh hay buôn bán xe cũng vậy. Chính vì thế, người mua nhất thiết phải chủ động tìm hiểu thật kỹ địa chỉ bán xe có độ tin cậy cao.
Giá bán của xe liên doanh thường khá rẻ. Thế nhưng, nếu phát hiện đơn vị bán rẻ bất thường thì bạn nên cân nhắc xem vấn đề ở đâu, xe có gì bất thường hay không? Song song với đó, hãy cố gắng kiểm tra thật kỹ về hãng xe, kết cấu, độ bền khung xe…
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến mức độ hao xăng và giấy tờ đăng ký xe hợp pháp. Nếu không thực sự tự tin khi mua xe, các bạn nên liên hệ người am hiểu về xe liên doanh đi cùng để xem và quyết định chọn mua nhé!
Cách nhận biết xe liên doanh và xe chính hãng
Dù là chủ cửa hàng xe hay những người làm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa Logistic mảng xe cộ cũng rất khó để phân biệt rõ xe liên doanh và xe chính hãng. Nguyên do là các dòng xe chính hãng thường có mẫu mã rõ ràng, công khai, minh bạch. Các dòng xe liên doanh cũng có thể được làm theo mẫu xe chính hãng.
Vì thế, đáp án câu hỏi cách phân biệt xe chính hãng và xe liên doanh là gì đó là dựa trên các yếu tố:
- Xe liên doanh thường có kết cấu đặc trưng. Nếu nhìn bằng mắt thường bạn có thể phân biệt được qua các đường nét và cách thức xe vận hành
- Xe liên doanh thường sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với xe chính hãng.
Lưu ý quan trọng cần nắm khi mua xe liên doanh
Ngoài khái niệm xe liên doanh là gì thì các khách hàng cũng cần ghi nhớ những điều dưới đây để sớm sở hữu được chiếc xe như ý, chất lượng cao:
- Luôn luôn chủ động tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của xe. Hãy xem xét cẩn thận đó là xe liên doanh của nước nào? Có tiếng trên thị trường không? Người dùng nên ưu tiên mua những dòng xe liên doanh của Việt – Nhật hoặc Việt – Hàn và Thái. Tất cả những dòng xe này đều được đầu tư nhiều hơn và không cần bàn cãi quá nhiều về chất lượng.
- Tuyệt đối không ham rẻ: Xe liên doanh so với những dòng xe khác thường có mức giá rẻ hơn. Cước vận chuyển hàng hoá đối với xe liên doanh cũng “mềm” hơn so với những dòng xe chính hãng khác. Tuy nhiên, khi mua bạn cũng cần phải cân nhắc tránh mua những dòng xe có giá quá rẻ. Bởi chúng thường không được lắp ráp các linh kiện chất lượng, dễ hư hỏng.
- Nên nhờ tới người có kinh nghiệm chọn xe: Điều này sẽ giúp các khách hàng có thể đảm bảo rằng chiếc xe có độ bền tốt hơn.
- Tránh mua ở các tiệm nhỏ: Bởi đại đa số xe nơi đây thường được tân trang và độ mới, không còn chất lượng như ban đầu
- Chủ động kiểm tra giấy tờ xe cùng với các yếu tố liên quan như mức độ tiêu thụ xăng, độ bền khung sườn và cả kết cấu xe…
Lời Kết
Trên đây là chi tiết khái niệm xe liên doanh là gì? Tin rằng, quý độc giả đã nắm bắt được thông tin về dòng xe. Hiện tại, Trường Nam Logistic đang cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá Bắc Nam, quốc tế với mức giá ưu đãi lớn. Nếu có nhu cầu, đừng quên liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ.
Bài viết hữu ích:
Ý nghĩa của cụm từ Cut off time là gì trong ngành Logistics
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế