DWT Là Đơn Vị Gì? Quy Ước 1 DWT Bằng Bao Nhiêu Tấn?

DWT là đơn vị gì? 1 DWT bằng bao nhiêu tấn? Giữa DWT và GT có điểm gì khác nhau? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chuyên gia tại Trường Nam Logistics giải thích chi tiết ở bài. Nếu bạn quan tâm, đừng vội bỏ qua bài viết, hãy dừng lại và đọc kỹ các thông tin nhé!

DWT là đơn vị đo được dùng nhiều khi đo lường trọng tải tàu biển
DWT là đơn vị đo được dùng nhiều khi đo lường trọng tải tàu biển

DWT là đơn vị gì?

Trong tiếng Anh, DWT là viết tắt của cụm từ Deadweight Tonnage. Dịch ra tiếng Việt thì cụm từ này được hiểu là trọng tải toàn phần, tổng trọng tải của tàu. Như vậy, DWT được hiểu là đơn vị dùng để đo tổng năng lực vận chuyển của tàu thuỷ. 

DWT được hiểu đơn giản là trọng tải toàn phần của tàu
DWT được hiểu đơn giản là trọng tải toàn phần của tàu

Tổng năng lực này được hiểu là tổng khối lượng hàng hoá mà con tàu có thể vận chuyển một cách an toàn. Trong đó tổng năng lực đó đã bao gồm cả thuyền viên, nước sạch, nhiên liệu và các vật tiếp tế khác. Do vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu như tàu chuyển hàng quá mức DWT cho phép. Trong một số trường hợp tàu có thể bị đắm chìm trong quá trình vận chuyển.

Ví dụ dễ hiểu cho bạn về DWT là đơn vị gì như sau:

Một con tàu có tải trọng tuyệt đối là 30.000 DWT. Điều này có nghĩa là tàu có khả năng chở được 30 nghìn tấn. Trong số này đã bao gồm trọng lượng của tất cả những thứ có trên tàu. Nếu tàu chở hàng hoá lớn hơn 30.000 DWT nghĩa là đã vượt tải trọng. Nó sẽ không đem lại sự an toàn và có thể bị đắm chìm.

1 DWT bằng bao nhiêu tấn?

Bên cạnh thắc mắc DWT là đơn vị gì thì nhiều người cũng đặt ra câu hỏi rằng 1 DWT tương đương với bao nhiêu tấn.

Chúng ta có công thức tính DWT như sau:

DWT = Lượng chiếm nước – Khối lượng tàu không có hàng hoá

Dung tích của 1 con tàu bao giờ cũng bao gồm 3 loại là:

  • Tổng dung tích GT
  • Dung tích Tịnh NT
  • Dung tích Kênh Đào
Bạn có thể tính đơn vị DWT thông qua công thức
Bạn có thể tính đơn vị DWT thông qua công thức

Chuyên gia lĩnh vực vận chuyển hàng hoá Logistics nhấn mạnh rằng:

  • Nếu như tổng trọng tải trên tàu vượt quá mức DWR cho phép thì tàu sẽ bị hư hỏng hoặc đắm chìm khi vận chuyển. Vì thế, người làm trong lĩnh vực này phải đặc biệt lưu ý về đơn vị đo DWT.

Sự khác nhau giữa DWT và GT là gì?

Đây cũng là một thắc mắc mà rất nhiều người làm trong dịch vụ vận chuyển hàng hóa đặt ra. Đúng vậy, không nhiều người biết về sự khác nhau giữa GT và DWT là gì? Trên thực tế, cả 2 đều là đơn vị được sử dụng trong việc đo lường vận tải biển của tàu. Tuy nhiên, chúng lại khác nhau về mặt giá trị thể hiện.

GT nằm trong DWT
GT nằm trong đơn vị đo DWT

Cụ thể:

  • DWT là đơn vị được dùng để chỉ tổng trọng tải của tàu. Tổng trọng tải này đã bao gồm tất cả những hàng hoá được tàu chuyên chở, trọng lượng của các mặt hàng, thuyền viên và nhiều thứ khác có trên tàu. Như vậy, có thể hiểu rằng, DWT bao gồm cả GT và có phạm vi thể hiện rộng hơn so với GT.
  • GT là số đo dung tích của không gian kín trên tàu. GT bao gồm cả thể tích ống khói trên tàu. Phạm vi thể hiện của GT nhỏ hơn và nằm trong DWT.

Hiện tại, bảng giá cước vận chuyển đã có sự thay đổi với từng DWT. Để biết chi tiết, các bạn nên đọc thêm bài viết “Bảng giá cước vận chuyển hàng hoá năm 2024

Mối quan hệ giữa GT và DWT là gì?

Bạn đã nắm được điểm khác nhau giữa GT và DWT là gì đúng không? Mặc dù có những điểm khác biệt nhất định nhưng cả 2 lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi xác định tàu lớn, tàu bé bao giờ, người ta cũng sử dụng đơn vị DWT. Thế nhưng, cũng có một vài trường hợp họ sẽ chỉ đưa ra đơn vị đo GT mà không cho biết thông tin về DWT.

GT và DWT có mối quan hệ mật thiết với nhau
GT và DWT có mối quan hệ mật thiết với nhau

Điều tuyệt vời là thông qua GT, chúng ta có thể tính toán chính xác được DWT của mỗi con tàu là bao nhiêu. Vậy trong trường hợp này, công thức tính DWT là gì? Dựa theo tiết lộ của các đơn vị vận chuyển hàng hoá, bạn có thể tính theo công thức:

  • General Cargo Ship GT = 0.5285 DWT
  • Container Ship GT = 0.8817DWT
  • LPG Ship GT = 0.8447 DWT
  • LNG Ship GT = 1.3702 DWT

Kết luận

DWT là đơn vị gì? Bài viết trên cty vận tải Bắc Nam – Trường Nam Logistics đã lý giải chi tiết và cụ thể nhất. Đối với những ai mong muốn được phát triển lâu và bền vững hơn trong lĩnh vực vận tải biển thì nhất định phải nắm bắt được các thông tin về DWT và GT. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại phản hồi, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất!

Bài viết hữu ích:

Mách bạn đơn vị vận chuyển hàng hóa Bắc Nam UY TÍN – CHẤT LƯỢNG CAO

Bài viết liên quan

1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics

Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay

WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng

Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của

FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020

Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay