Freight forwarder được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực XNK. Thế nhưng, có rất ít người hiểu được thuật ngữ Freight forwarder là gì? Trong bài viết này, Trường Nam Logistics sẽ giúp bạn làm rõ đầy đủ các thông tin liên quan đến thuật ngữ Freight forwarder, đọc ngay nhé!
Mục lục
Freight forwarder là gì?
Định nghĩa về Freight forwarder là gì không quá khó như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Freight forwarder là thuật ngữ dùng để chỉ những người, công ty chuyên làm việc giao nhận vận tải. Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì Freight forwarder là người, đơn vị trung gian tiếp nhận hàng hóa từ chủ hàng, các lô hàng tập trung thành lô hàng lớn sau đó chuyển đến người nhận dựa theo yêu cầu.
Khá nhiều người cho rằng, ngành Freight forwarder giống như một dạng cò trung gian. Nghĩa là, các đơn vị vận chuyển hàng hóa sẽ nhận hàng rồi thuê người vận chuyển để lấy tiền chênh lệch. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng này chỉ xuất hiện ở các đơn vị nhỏ lẻ mà thôi. Trên thực tế, các công ty Freight forwarder chuyên nghiệp sẽ thực hiện việc hỗ trợ cho chủ hàng, giao nhận hàng hóa và giúp cho doanh nghiệp rất nhiều.
Tầm quan trọng Freight forwarder trong xuất nhập khẩu
Trong xuất nhập khẩu, vai trò của Freight forwarder là gì? Đây chắc chắn cũng là một câu hỏi mà bạn không ngừng tìm kiếm đáp án đúng không? Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Freight forwarder đóng vai trò vô cùng quan trọng:
- Freight forwarder giúp cho các chủ hàng nắm rõ những bước cần làm, xử lý nhanh vấn đề xảy ra và vận chuyển lô hàng kịp tiến độ.
- Freight forwarder giúp cho các doanh nghiệp có được mức giá vận chuyển hàng hóa logistics tiết kiệm nhất. Từ đó, họ giúp cho doanh nghiệp giảm tối đa chi phí và tăng lợi nhuận.
- Nếu lô hàng nhỏ lẻ, các đơn vị có thể để những người làm trong Freight forwarder gom hàng, đóng ghép chung và vận chuyển để giảm tải mức chi phí tốt nhất.
- Freight forwarder giúp cho các chủ hàng trong việc giao nhận hàng thuận lợi. Họ sẽ là những người chuyên thực hiện các giao dịch sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau cho chủ hàng.
Để thuê dịch vụ Freight forwarder, chắc chắn chủ hàng sẽ phải tốn một khoản phí. Thế nhưng, số tiền, thời gian cũng như công sức mà bạn tiết kiệm được hoàn toàn xứng đáng với khoản phí đó. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người tìm hiểu về khái niệm Freight forwarder là gì và sử dụng forwarder trong tối ưu chi phí vận chuyển.
Xem thêm: Vận chuyển ô tô| Kinh nghiệm chọn đơn vị vận chuyển
Những dịch vụ trong Freight forwarder xuất nhập khẩu
Bạn có biết các dịch vụ trong Freight forwarder là gì không? Dựa theo tiết lộ của các đơn vị vận chuyển hàng hóa tiết lộ thì công việc của forwarder đa phần là thu xếp, liên hệ với đối tác vận chuyển. Sau đó, họ sẽ chịu trách nhiệm thỏa thuận mức giá vận chuyển tốt nhất cho các khách hàng. Bên cạnh đó, những người này cũng sẽ hỗ trợ thêm một số điều khác khi khách hàng có nhu cầu.
Các dịch vụ cụ thể của Freight forwarder là:
- Làm thủ tục thông quan cho các chủ hàng và đóng thuế
- Dịch vụ quản lý tất cả những vấn đề liên quan đến chứng từ của đơn hàng. Ví dụ như giấy phép xuất nhập khẩu, các vận đơn B/L và chứng nhận xuất xứ ℅.
- Freight forwarder tìm kiếm và cung cấp tất cả các dịch vụ lưu trữ quản lý hàng tồn kho cũng như các hoạt động khác trong chuỗi Logistics.
- Tư vấn cũng như hỗ trợ chủ hàng về những vấn đề thương mại quốc tế. Tất cả những khách hàng mới tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu luôn cần nhận được các lời khuyên hữu ích từ Freight forwarder.
Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam| Cơ hội, thách thức của ngành vận tải
Hướng dẫn các chọn lựa Freight forwarder
Bạn đã hiểu được khái niệm Freight forwarder là gì và muốn chọn lựa đơn vị forwarder? Vậy thì đừng quên lưu lại các bí kíp tuyệt vời dưới đây:
Đầu tiên, nếu như bạn đã có người quen làm việc với các công ty vận chuyển hàng hóa Freight forwarder thì thật tuyệt vời. Điều bạn cần làm lúc này chỉ đơn giản là nhờ họ tư vấn và giới thiệu tới Forwarder uy tín nhất. Sự đánh giá thực tế từ những người quen chắc chắn bao giờ cũng giá trị hơn so với các thông tin mà bạn tìm kiếm được.
Thứ hai, hãy xem xét danh bạ tất cả các công ty chuyên Freight forwarder mà bạn tìm kiếm được trên mạng internet. Bạn có thể viết bài và hỏi thăm các khách hàng đi trước đánh giá về những công ty này
Thứ ba, hãy đánh giá các công ty chuyên về Freight forwarder dựa trên các tiêu chí:
- Kinh nghiệm cũng như các loại hình dịch vụ Freight forwarder có đúng với nhu cầu của cá nhân bạn hay không
- Chi phí Freight forwarder là bao nhiêu? Bạn cần phải khảo sát rõ chi phí và so sánh để đưa đến sự lựa chọn cuối cùng. Đừng quên xem xét mức chi phí này có phù hợp để bạn có lợi nhuận hay không nhé!
- Đánh giá thái độ và sự chuyên nghiệp của các công ty. Đơn vị Freight forwarder uy tín sẽ luôn nhiệt tình, rành mạch và rõ ràng trong mọi thắc mắc của bạn.
Tổng hợp danh sách các ngành nghề Freight Forwarder
Ngành nghề Freight forwarder là gì? Nếu bạn đã và đang tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu thì đừng quên ghi nhớ các ngành nghề Freight forwarder này nhé!
- Nhân viên Sales Forwarder
- Customer Service: Nhiệm vụ chủ yếu của những người này là liên hệ khách hàng, giải đáp thắc mắc, chăm sóc khách hàng, chốt sale
- Documentation – Nhân viên chứng từ: Người giữ trách nhiệm thu nhập, bổ sung và phân loại các chứng từ
- Nhân viên chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu, khai thác hàng hóa
- Nhân viên thông quan: chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động khai báo để đảm bảo quá trình thông quan diễn ra thuận lợi.
- Quản lý vận tải nội bộ: Thực hiện các công tác liên quan đến quản lý, điều hành những vấn đề về vận tải đường bộ.
Bạn đã hiểu rõ về thuật ngữ Freight forwarder là gì chưa? Đừng quên rằng, hiện tại ngành nghề này đang thực sự phát triển. Cơ hội trong ngành nghề này còn rất nhiều. Vậy nên, nếu bạn có hứng thú đừng quên tìm hiểu sâu hơn nhé! Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics hân hạnh đồng hành cùng bạn!
Xem thêm:
Update bảng giá cước vận chuyển hàng hóa
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế