Nắm rõ được ký hiệu các loại Container sẽ giúp bạn nhập khẩu hàng hóa bằng phương tiện này dễ dàng hơn. Hệ thống các ký hiệu Container rất rộng, thế nhưng, nếu bạn có sự tìm hiểu và nghiêm túc ghi nhớ chắc chắn đó không phải là vấn đề. Hãy xem các ký hiệu cụ thể của container là gì và ghi lại nhé!
Mục lục
Đôi nét về Container dùng trong vận tải biển
Trước khi đi chi tiết về ký hiệu các loại container thì hãy cùng công ty vận chuyển hàng hóa Logistic Trường Nam hiểu về phương tiện vận chuyển này nhé! Container được viết tắt là Cont. Nó thường được thấy dưới dạng một thùng lớn bằng thép, có hình dạng chữ nhật, ruột rỗng.
Container gồm có cửa mở với 2 cánh và có chốt để đóng kín. Vỏ ngoài của Container thường được làm nổi bật với 2 gam màu chính là màu xanh dương và màu đỏ. Tuy nhiên, ở thị trường hiện tại, Container còn được trang trí với những gam màu khác, tùy thuộc vào nhà sản xuất, người dùng và đặc tính của từng loại thùng.
Vào những năm trước thế kỷ 18, các thùng chứa tương tự như container được dùng rất nhiều trong vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, đa phần chúng được làm từ chất liệu chính là gỗ. Kích thước của những thùng chứa này không được tuân theo bất cứ một tiêu chuẩn nào. Cho đến năm 1930, Matcolm McLean đã phát minh ra container và nó có thể được sử dụng cho tàu hỏa, xe tải, máy bay hay tàu thủy…
Nhiều năm về sau, Container ngày càng được sử dụng rộng rãi ở thế giới. Những nhà sản xuất đã ngầm đồng ý với nhau về các tiêu chuẩn kích thước và chất liệu làm container. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đó cũng sẽ có sự thay đổi tùy theo từng thời kỳ và chúng có sự phù hợp với kích thước, tải trọng của những loại phương tiện vận chuyển khác nhau.
Tổng hợp các ký hiệu các loại Container bạn cần biết
Ký hiệu các loại Container được biết đến là vô cùng nhiều. Thế nhưng, nếu bạn biết cách hệ thống hóa theo từng phân loại, tiêu chí thì nó hoàn toàn dễ ghi nhớ. Dưới đây là cách phân chia mà các đơn vị vận chuyển hàng hóa thường tuân theo để ghi nhớ ký hiệu về Container, mời bạn theo dõi!
Ký Hiệu Đặc Trưng Cho Các Loại Container
Đối với tiêu chuẩn phân chia này, ký hiệu các loại container bạn cần biết là:
- DC – Dry Container – Container khô: Đây là loại Container cơ bản nhất được dùng trong mục đích đóng gói hàng hóa khô, nặng. Tất nhiên, thể tích của chúng chỉ nằm ở mức nhỏ.
- HC – High Cube: Loại Container chuyên dùng cho mục đích vận chuyển hàng hóa có kích thước và khối lượng lớn.
- RE: Container này thường được thiết kế chuyên dụng dành cho các loại xe đông lạnh hay kho lạnh. RE này thường được làm từ 2 loại chất liệu chính là nhôm và sắt. Bên trong container thường là làm từ inox. Mục đích của việc này chính là tăng khả năng chịu nhiệt độ lạnh cho container.
- HR: Ký hiệu các loại container này nghiêng về container lạnh, sức chứa của nó rất lớn. Container này được dùng trong việc chuyên chở hàng hóa có tải trọng vô cùng lớn.
- OT: Ký hiệu này thường được dùng để chỉ về những container mở nóc. Với loại container này, người dùng có thể thuận tiện xếp, bốc dỡ hàng hóa qua bộ phận nóc. Phần nóc của OT thường được phủ bởi lớp bạt lớn. Chúng được dùng nhiều trong việc chuyên chở máy móc, thiết bị…
- FR: Là ký hiệu của loại container không vách, không mái. Loại container này chỉ có sàn mà thôi. FR được dùng nhiều trong việc vận chuyển các loại hàng hóa nặng và có kích thước lớn.
- Seal Container: Là một loại khóa niêm phong của Container, được dùng với mục đích là hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa bên trong.
Các Ký Hiệu Container Ghi Trên Bề Mặt Vỏ Thùng
Ký hiệu các loại container ghi trên bề mặt vỏ thùng khá dễ để nhận biết. Các ký hiệu này sẽ cho bạn biết thông tin về:
- Mã chủ sở hữu
- Ký hiệu của những loại thiết bị khác nhau: U – loại Container chở hàng; J – Thiết bị container có thể tháo rời hay Z – Đầu kéo
- Số seri của tàu
- Chữ số kiểm tra của tàu là gì
- Mã kích thước của tàu. Thường sẽ gồm có 2 ký tự về chữ số, chữ cái. Trong đó, ký tự đầu tiên thường biểu thị cho chiều dài Container. Ký tự thứ 2 biểu thị cho chiều cao của Container.
Xem thêm:
Thời gian vận chuyển ô tô Bắc – Nam mất bao lâu? Phí dịch vụ thế nào?
Ký Hiệu Kích Thước Container
Ký hiệu các loại Container về kích thước cụ thể như sau:
- Chiều dài: Hiện tại, Container có 3 loại chiều dài tiêu chuẩn là 20 feet, 40 feet, 45 feet
- Chiều cao: Container hiện có 2 loại chính là thường và cao. Loại Container thường sẽ có chiều cao từ 8 feet 6 inch. Loại container cao là 9 feet 6 inch
- Chiều rộng bên ngoài của Container là 8 feet
Xem thêm:
Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam| Đơn vị cung cấp dịch vụ UY TÍN NHẤT!
Các Ký Hiệu Đặc Biệt Khác của Container
Ngoài ký hiệu các loại Container ở trên, quý bạn đọc cũng nên ghi nhớ đến những ký hiệu dưới đây:
- MAX. GROSS: Ký hiệu về tổng khối lượng lớn nhất của Container. Nó gồm cả các vật dụng chèn trong Container
- Tare: Khối lượng tịnh của vỏ Container
- NET: Chỉ số cho biết chính xác trọng lượng tối đa đóng vào trong Container trước khi nó được chuyển đi xuất khẩu
- CU.CAP: Chỉ số này biểu thị về số khối trong container
- ISO Code: Mỗi một Container đều sẽ luôn được cấp một mã số ISO này. Mục đích của mã số này là hạn chế cao nhất các sự nhầm lẫn về các loại container.
- Weight of Container: Đây là ký hiệu về trọng lượng thực của thùng container bạn đang xem
Bạn đã nắm được ký hiệu các loại Container chưa? Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics khuyến khích bạn nắm rõ thông tin để hiện thực hóa các công việc trong ngành vận chuyển tốt hơn nhé!
Xem thêm:
Cách tính cước vận chuyển hàng hóa chuẩn nhất
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế