Bạn đang thắc mắc Shipment là gì trong lĩnh vực vận tải, xuất nhập khẩu, logistics? Shipment có vai trò gì trong việc vận chuyển hàng hóa? Bài viết này của Công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam sẽ giải đáp những thắc mắc trên của bạn. Đồng thời phần cuối cũng sẽ nêu ra một số quy định liên quan đến thuật ngữ này để các bạn tham khảo.
Shipment là gì?
Thuật ngữ Shipment rất cần thiết nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho các bạn học viên khi bắt đầu đi theo lĩnh vực xuất nhập khẩu, shipment. Vậy theo bạn Shipment là gì? Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics sẽ bật mí cho bạn.
Shipment là thuật ngữ thường xuất hiện trong hợp đồng ngoại thương, là một điều khoản quan trọng mà người xuất, nhập khẩu cần nắm rõ. Shipment là hình thức giao hàng cho các đơn vị vận chuyển hàng hóa. Các đơn vị này cung cấp dịch vụ vận tải như vận chuyển đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Đây là quá trình chất hàng xuống tàu, chuyên chở hàng.
Vai trò của Shipment trong vận chuyển hàng hóa
Sau khi đã hiểu Shipment là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của nó trong vận chuyển hàng hóa nhé.
- Shipment giúp xác định quy trình cụ thể để vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích. Bao gồm: đóng gói, vận chuyển, xử lý tại cửa hàng, và giao hàng.
- Quản lý hàng tồn kho trong quá trình vận chuyển để dễ dàng kiểm tra, xử lý và giao nhận.
- Cung cấp thông tin để tính toán chi phí vận chuyển, bao gồm cước vận chuyển hàng hóa, xử lý, bảo hiểm và các khoản phí khác liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Đảm bảo tính toàn vẹn của hàng hóa, đảm bảo hàng hóa không bị hỏng hoặc mất mát trong quá trình di chuyển.
- Cho phép theo dõi và quản lý thời gian giao hàng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các giao hàng có thời hạn hoặc yêu cầu đặc biệt về thời gian.
- Thông qua thông tin về Shipment, các bên liên quan như nhà vận chuyển, người gửi và người nhận có thể liên lạc và trao đổi thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển.
- Liên quan đến việc quản lý rủi ro, bao gồm việc đảm bảo an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển và xử lý các vấn đề khẩn cấp nếu cần.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển ô tô Bắc Nam uy tín, giá tốt, an toàn
Các quy định và điều khoản của Shipment hàng hóa
Khi đã biết rõ thuật ngữ Shipment là gì thì việc tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến quy định về Shipment trong xuất nhập khẩu hàng hóa cũng rất quan trọng. Dưới đây là những vấn đề liên quan đến địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng cũng như phương thức giao hàng shipment mà các cá nhân và đơn vị vận tải cần quan tâm:
Trong điều khoản Giao hàng của hợp đồng thương mại cần thỏa thuận những nội dung sau:
- Thời gian giao hàng
- Địa điểm giao hàng
- Phương thức giao hàng gồm 3 loại: Giao hàng chuyển tải hay đi thẳng; Giao hàng một phần hoặc giao hàng một lần; Giao hàng đầy container hay lẻ container.
- Thông báo giữa hai bên khi giao hàng.
Địa điểm giao hàng của điều kiện giao hàng
Điều khoản về địa điểm giao hàng cần chú ý các vấn đề sau:
*Trường hợp giao hàng từ cảng vận chuyển đến cảng đích:
- Tên cảng đi (POL) = Port of loading = Port of Charging;
- Tên cảng đến (POD) Port of Discharging = Port of Unloading.
*Trường hợp giao hàng từ sân bay đến sân bay nơi đến:
- Tên sân bay khởi hành = Loading Airport;
- Tên sân bay đến = Discharging Airport.
*Trường hợp giao hàng EXW hoặc DDP:
- Nơi đón để vận chuyển = Pickup place;
- Tên cảng đi (POL) = Port of loading = Port of Charging;
- Tên cảng đến (POD) Port of Discharging = Port of Unloading.
- Đích cuối cùng = Final Destination.
Thời gian giao hàng
Khi mua bán hàng hóa, hai bên cần lưu ý một số điểm như sau về thời gian giao hàng:
- Người bán và người mua không nên chấp nhận giao hàng vào những ngày chính xác. Thực tế, người mua muốn quy định chính xác thời gian giao hàng để có thể chủ động trong công việc. Tuy nhiên, người bán muốn thời gian giao hàng được ghi rõ trong một khoảng thời gian mà không có ngày chính xác.
- Người bán phải hứa giao hàng theo ngày ETD chứ không phải ngày ETA. Người mua nên chủ động thông báo tầm quan trọng của ngày ETA để điều chỉnh lịch giao hàng.
Trong đó, ETD là ngày giao dự kiến = Ngày giao hàng được chỉ định = Ngày khởi hành tàu. Ngày ETA là ngày hàng đến theo dự kiến = Ngày đến được chỉ định = Ngày tàu đến.
- Người bán nên tránh hứa hẹn ngày giao hàng theo ETA và ETD vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm tài chính.
Phương thức giao hàng
Về phương thức giao hàng trong hợp đồng thương mại, bên mua và bên bán sẽ thỏa thuận những nội dung sau:
*Phương thức chuyển tải:
Phương thức giao nhận trung chuyển là chuyển đổi tàu hàng tại một số cảng trung chuyển. Chẳng hạn tàu sẽ cập cảng Trung Quốc để phân loại lại hàng hóa, tuyến đường… rồi đổi tàu để đi tiếp.
*Giao hàng nguyên container hoặc không full container:
Hình thức giao hàng nguyên container hoặc không nguyên container cụ thể như sau:
- FCL – Hàng nguyên container là hình thức đóng hàng nguyên container vào 1 container chỉ với 1 người gửi hàng.
- LCL – Hàng container LCL là hình thức đóng gói không đóng hàng nguyên container. Thông thường một container sẽ chứa nhiều mặt hàng của nhiều chủ hàng khác nhau.
*Giao hàng từng phần:
Phương thức giao hàng từng phần là việc hai bên chia lô hàng thành nhiều phần nhỏ hơn để giao thành nhiều đợt. Hình thức giao hàng này thường được áp dụng với số lượng hàng hóa lớn. Theo hình thức này, hàng hóa sẽ được giao thành nhiều đợt trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng thay vì giao một lần.
Hai bên cần phải thống nhất về quy định này trước khi quyết định có áp dụng hay không. Mỗi phương thức giao hàng shipment đều có những điểm nổi bật riêng. Vì vậy, cả người nhập khẩu và xuất khẩu cần phải trao đổi kỹ lưỡng để áp dụng.
Các điều khoản được thông báo giữa hai bên khi giao hàng
Điều khoản thông báo giữa người mua và người bán khi giao hàng là sự trao đổi thông tin. Điều này giúp hai bên cập nhật tình trạng shipment dễ dàng hơn. Thông thường, hai bên xuất nhập khẩu cần làm rõ những nội dung sau:
- Mất bao lâu để người bán gửi booking cho người mua hoặc ngược lại?
- Khi nào người mua phải gửi S/I cho người bán?
- Sau khi tàu hàng khởi hành, người bán phải thông báo cho người mua trong bao lâu?
- Khi hàng đến nơi mua, người mua nhận hàng và cần thông báo cho người bán về tình trạng hàng hóa.
- Những thông tin trao đổi giữa hai bên này giúp cả bên bán và bên mua hiểu rõ hơn về hàng hóa. Từ đó đảm bảo uy tín và sự tin cậy trong những lần hợp tác sau này.
Như vậy, Trường Nam Logistics đã giải đáp được câu hỏi Shipment là gì và các điều khoản quan trọng trong hợp đồng thương mại. Hy vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích với những ai đã, đang và sẽ làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cá nhân/Doanh nghiệp đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa logistic bằng đường bộ, đường sắt, đường biển với mức giá phải chăng, đảm bảo an toàn cao nhất cho từng kiện hàng. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để để được đáp ứng mọi yêu cầu vận chuyển.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế