Nhập khẩu xe đạp – Chính sách, thuế và quy trình thực hiện

Bạn đang quan tâm đến các chính sách, thuế và thủ tục nhập khẩu xe đạp? Vậy thì, đừng vội lướt qua nội dung bài viết của Trường Nam Logistics dưới đây! Các thông tin trong bài sẽ giải mã chi tiết về chính sách, thuế, mã HS code và các thủ tục bạn cần làm để nhập khẩu xe đạp về nước!

Các thủ tục cần chuẩn bị và thực hiện khi nhập khẩu xe đạp

Để nhập khẩu xe đạp vào thị trường Việt Nam, các bạn cần phải thực hiện các thủ tục dưới đây:

Hồ sơ cần thiết trong thủ tục nhập khẩu xe đạp

Đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ hải quan để nhập khẩu xe đạp về nước.  Dựa theo quy định tại khoản 5 điều 1 Thông tư 39/2018/TT – BTC thì, các doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu các loại xe đạp như sau:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Phiếu hóa đơn thương mại
  • Vận đơn đường biển
  • Danh sách chi tiết đóng gói các hàng hóa liên quan
  • Hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên bán – mua
  • Phiếu chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của xe đạp
  • Các loại hồ sơ để kiểm tra chất lượng của xe
  • Giấy phép nhập khẩu theo quy định pháp luật hiện hành
  • Một số chứng từ khác (nếu cơ quan hải quan yêu cầu)
Thủ tục nhập khẩu xe đạp không quá phức tạp
Thủ tục nhập khẩu xe đạp không quá phức tạp

Mách bạn: Top 5 đơn vị vận chuyển ô tô từ Bắc vào Nam chất lượng nhất

Điền tờ khai hải quan nhập khẩu xe đạp

Ở bước này, các bạn cần phải dựa trên thông tin của bộ chứng từ thương mại trên để điền vào. Khi hàng đến cửa khẩu, các công ty nhập khẩu sẽ phải tiến hành điền vào tờ khai hải quan nhập khẩu xe đạp. Các mục điền này phải đúng theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có thể kê khai chi tiết các thông tin qua hồ sơ giấy ở cục hải quan hoặc điền ở bộ hồ sơ điện tử. Hiệu lực của 2 loại tờ khai này đều như nhau bạn nhé!

Cần phải điền tờ khai được cung cấp bởi cơ quan hải quan
Cần phải điền tờ khai được cung cấp bởi cơ quan hải quan

Tiến hành khai báo và lập tờ khai hải quan nhập khẩu

Sau khi đã tiến hành khai báo với cơ quan hải quan xong thì phía cục hải quan sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng tờ khai. Ở trong kết quả này ghi rõ nhập khẩu xe đạp của doanh nghiệp bạn thuộc phân luồng xanh, đỏ hay vàng. Dù cho đó là phân luồng nào thì bạn cũng cần tải xuống, in tờ khai ra. Sau đó, hãy mang theo bộ hồ sơ đã chuẩn bị từ trước đến cục hải quan và mở tờ khai.

Bạn có thể đến cơ quan hải quan trực tiếp hoặc điền trên hệ thống online
Bạn có thể đến cơ quan hải quan trực tiếp hoặc điền trên hệ thống online

Các bước mở tờ khai đối với từng phân luồng có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản chúng vẫn khá dễ và ai cũng có thể áp dụng được. Trong trường hợp, bạn không tự tin hãy nhờ đến những người chuyên làm trong các đơn vị vận chuyển hàng hóa logistics nhé! Những người này thường rất thông thạo trong quá trình khai báo, mở tờ khai hải quan.

Hoàn tất thủ tục thông quan và nhận xe đạp về kho lưu trữ

Sau khi cán bộ hải quan kiểm tra hồ sơ và hàng hóa nếu không có vấn đề gì họ sẽ chấp nhận cho bạn thông quan nhập khẩu xe đạp. Lúc này, điều doanh nghiệp cần làm chính là nộp lệ phí và ký hải quan giám sát ở cảng. Sau khi đã thông quan, bạn cần liên hệ đến công ty chuyên dịch vụ vận chuyển hàng hóa để đưa hàng về kho.

Đưa xe về kho
Đưa xe về kho

Quy trình nhập khẩu xe đạp

Quy trình nhập khẩu xe đạp cũng chính là các bước bạn cần làm ở trên.

Bước 1: Làm hồ sơ khai báo hải quan

Bước 2: Điền tờ khai hải quan tại cục hải quan hoặc thông qua hải quan trực tuyến

Bước 3: Sau khi đã nhận được kết quả phân luồng thì in tờ khai và mở tờ khai tại cục hải quan

Bước 4: Hoàn tất thủ tục thông quan, đóng thuế khi hàng hóa không có vấn đề gì

Bước 5: Đưa hàng hóa về kho lưu trữ

Xem thêm:

Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa Bắc Nam| 8 điều bạn nên biết

Tổng hợp các Mã HS xe đạp 

Bất cứ mặt hàng nhập khẩu nào cũng có mã HS. Nhập khẩu xe đạp các doanh nghiệp cũng cần phải nắm được mã HS của xe đạp là gì? Thông thường, HS Code sẽ được tạo lập dựa trên tính chất, cấu tạo của xe đạp. 

Đối với xe đạp, doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS code dưới đây:

Mã HS CodeLoại xe
8712Xe đạp 2 bánh và các loại xe đạp khác không được lắp động cơ. Ví dụ như xe xích lô 3 bánh, xe đạp chở hàng
87120010Xe đạp đua
87120020Xe đạp thiết kế dành riêng cho các bé
87120030Các loại xe đạp khác
8713Xe đạp dành cho những người tàn tật. Xe có thể lắp hoặc không lắp động cơ. Xe đạp có kết cấu đẩy cơ khí phụ trợ cho người tàn tật.
87131000Phân loại xe đạp không có cơ cấu đẩy cơ khí

Chính sách và các khoản cần đóng khi nhập khẩu xe đạp

Đối với chính sách và các khoản cần đóng khi nhập khẩu xe đạp chắc chắn nhiều doanh nghiệp đã nắm được đúng không? Xe đạp mới 100%, chưa qua sử dụng được coi là mặt hàng nhập khẩu có đủ điều kiện đưa vào thị trường. Đối với xe đạp điện nằm trong phụ lục 1 thì trước khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải đăng ký chứng nhận. Đồng thời, các đơn vị cũng cần phải công bố hợp quy với mặt hàng

Tuân thủ chính sách nhập khẩu
Tuân thủ chính sách nhập khẩu

Trong trường hợp, bạn nhập khẩu xe đạp dùng cho mục đích trẻ em thì phải kiểm tra chất lượng. Quá trình kiểm tra sẽ được tiến hành dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 

Dựa theo kinh nghiệm của các công ty vận chuyển hàng hóa Logistics thì khi nhập khẩu mặt hàng này, bạn cần phải đóng thuế gia tăng là 10%. Về cơ bản, thuế nhập khẩu xe đạp sẽ được phân thành 2 loại cơ bản là:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 45% trị giá tính theo hàng nhập khẩu. 
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Để xác định được xe đạp có thuộc diện này hay không, các bạn cần phải dựa theo thông tin về loại xe, xuất xứ của xe… Đồng thời, bạn cần phải yêu cầu bên xuất khẩu cung cấp giấy tờ chứng nhận nguồn gốc để hưởng ưu đãi ℅ theo form. 

Ví dụ: Thuế nhập khẩu xe đạp đua HS Code 87120010 thì thuế nhập khẩu Form E Trung Quốc là 0%

Thuế nhập khẩu xe đạp có mã HS Code 87120020 thì thuế nhập khẩu theo Form E là 10%. Thuế giá trị gia tăng lúc này là 8%

Lời Kết

Có thể thấy rằng, việc nhập khẩu xe đạp được cấp phép theo quy định của pháp luật. Các thủ tục cũng như khoản phí dành cho quá trình nhập khẩu này không quá phức tạp. Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics tin rằng bạn đã nắm được các thông tin hữu ích trên.

Xem thêm:

Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế mới nhất

Bài viết liên quan

1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics

Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay

WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng

Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của

FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020

Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HOTLINE HỖ TRỢ

Liên hệ ngay