Hàng freehand là thuật ngữ chuyên ngành, được sử dụng khá phổ biến trong quá trình giao nhận vận tải quốc tế. Để giúp các doanh nghiệp và cá nhân mới tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu hiểu đúng hàng freehand là gì, Trường Nam Logistics sẽ tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn đáng tin cậy để bạn đọc có thể hình dung.
Mục lục
Hàng freehand là gì?
Để hiểu đúng hàng freehand là gì thì chúng ta cùng xem qua một ví dụ.
Shipper muốn thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa đến Trung Quốc dưới điều kiện thuộc nhóm C của Incoterms và theo phương thức vận chuyển freehand. Trong việc này, shipper có quyền tự do chọn lựa hãng tàu biển để vận chuyển hàng theo mong muốn của mình. Thông thường, để nhận được phần hoa hồng, hầu hết các forwarder phải thực hiện bán hàng theo phương thức freehand, nhằm có quyền lựa chọn hãng tàu với lịch trình và mức giá tốt nhất.
Vậy hàng freehand là gì? Đây là loại hàng do chính shipper tự book tàu và thanh toán cước vận chuyển hàng hóa theo điều kiện Incoterms. Mọi hoạt động từ việc lựa chọn hãng tàu đều do shipper quyết định. Với hàng freehand thì nhân viên sale phải thực hiện mọi quy trình từ tìm kiếm khách hàng, tư vấn, báo giá, chốt hợp đồng cho đến theo dõi lô hàng.
Ưu điểm của hàng freehand là gì?
- Chủ động chọn hãng tàu từ đó chọn hãng tàu có lợi và chi phí nhất nhằm mang lại hoa hồng cao.
- Được chủ động trong việc lựa chọn thời gian nhận hàng và thời gian nhận hàng.
Nhược điểm
Phải tự tìm khách hàng, đánh giá tính khả thi và tự thực hiện tất cả quy trình.
So sánh hàng freehand và hàng nominated
Để so sánh sự khác nhau giữa hàng nominated và hàng freehand là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu về loại hàng nominated nhé.
Hàng chỉ định (hàng nominated) là loại hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB. Trong trường hợp này, người mua sẽ đảm nhận việc thanh toán cước vận chuyển và chỉ định cụ thể hãng tàu. Do đó, người bán chỉ cần thanh toán các khoản phí tại điểm xuất khẩu và không có quyền lựa chọn hãng tàu khác. Nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh của hãng tàu là tập trung vào việc chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Hàng chỉ định (nominated) và hàng thường (freehand) trái ngược nhau hoàn toàn.
Điểm giống nhau giữa hàng freehand và nominated
Hàng freehand và hàng nominated đều là thuật ngữ dùng trong các hãng tàu và công ty giao nhận để mô tả hàng hóa mà các nhân viên sales trực tiếp theo dõi. Khi xét những yếu tố còn lại thì hai thuật ngữ này gần như trái ngược nhau.
Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam giá tốt tại Trường Nam Logistics
Điểm khác nhau giữa hàng freehand và nominated
Hai loại hàng này khác nhau là vì chúng có Người có quyền quyết định (Decision Maker) khác nhau. Điều này liên quan đến trách nhiệm, chi phí và tránh nhiều rủi ro trong Thương mại Quốc tế.
Khi kiểm tra bộ chứng từ, chúng ta có thể phân biệt loại hàng freehand và hàng nominated dựa vào cước vận chuyển và điều kiện Incoterms. Cụ thể như sau:
Dựa vào cước vận chuyển Quốc tế
- Đối với lô hàng có cước vận chuyển Quốc tế được trả trước (freight prepaid), chúng ta đang xem xét về hàng freehand, bởi vì người xuất khẩu đã trả trước cước vận chuyển và đã đặt chỗ tàu tại nước xuất khẩu.
- Ngược lại, đối với lô hàng có cước vận chuyển Quốc tế được trả sau (freight collect), đó sẽ là hàng nominated, do người nhập khẩu phải tự đặt chỗ tàu và trả cước vận chuyển tại cảng đích.
Dựa vào điều kiện Incoterms
Hàng freehand được áp dụng trong hai điều kiện giao hàng là C và D. Doanh nghiệp xuất khẩu có quyền chọn một công ty forwarder để hỗ trợ quá trình vận chuyển xuất nhập khẩu và phải thanh toán các chi phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất hàng từ cảng Hải Phòng đến Thái Lan theo điều kiện nhóm C. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ tự chịu phí vận chuyển từ Việt Nam đến Thái Lan và có quyền lựa chọn công ty forwarder phù hợp.
Hàng nominated được áp dụng trong hai điều kiện giao hàng là E và F. Trong trường hợp này, doanh nghiệp xuất khẩu không phải thanh toán cước vận chuyển quốc tế đến nước nhập khẩu. Nhiệm vụ này được giao cho các đơn vị vận chuyển hàng hóa, họ sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cước vận chuyển.
Ví dụ: Một doanh nghiệp xuất hàng từ cảng Hải Phòng đến New York theo điều kiện FOB (doanh nghiệp không phải thanh toán cước vận chuyển đến New York và chỉ chịu trách nhiệm giao hàng đến cảng khởi xuất). Trong trường hợp này, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tuân theo chỉ định của bên nhập khẩu và làm việc với công ty forwarder đã được chỉ định để thực hiện xuất khẩu hàng tới cảng New York.
Tìm hiểu: Dịch vụ vận chuyển xe hơi toàn quốc uy tín, an toàn
Các loại giấy tờ giao nhận hàng Freehand và hàng Nominated
Các loại giấy tờ giao nhận đối với hàng freehand và hàng nominated không có sự khác biệt đáng kể và chủ yếu bao gồm các tài liệu sau:
- Hóa đơn thương mại (Invoice) và phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List).
- Vận đơn (Bill of Lading) và Lệnh giao hàng (Delivery Order).
- Chứng nhận nguồn gốc (C/O Certificate of Origin) (nếu có).
- Tờ khai hải quan và các tài liệu liên quan.
Các điều kiện giao hàng khác nhau có thể dẫn đến cách thực hiện giao nhận khác nhau, cũng như sự phát sinh rủi ro, chi phí và quyền sở hữu khác nhau. Ví dụ, trong trường hợp giao nhận theo điều kiện FOB và CIF có nhiều điểm tương đồng về giao nhận hàng xuất.
Tuy nhiên, với điều kiện FOB, người xuất khẩu chỉ hoàn thành nghĩa vụ khi hàng được giao tại bãi CY (nơi chứa hàng) của cảng xuất khẩu. Trong khi đó, với điều kiện CIF, người xuất khẩu chỉ hoàn thành nghĩa vụ khi hàng được giao tại bãi CY của cảng nhập khẩu.
Vậy là Công ty vận chuyển hàng hóa đã làm rõ khái niệm hàng freehand là gì cũng như sự khác nhau giữa hàng nominated và hàng freehand. Dựa vào những thông tin trên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc những ai mới tham gia lĩnh vực này nên lưu ý để hỗ trợ kế hoạch thông quan. Mọi thắc mắc liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa logistic, bạn có thể liên hệ qua hotline của chúng tôi nhé.
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế