A – Z các thông tin về phí vệ sinh Container sẽ được Trường Nam Logistics phân tích chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây! Đồng thời, Trường Nam Logistics cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ các loại phí vệ sinh Container liên quan, mời bạn theo dõi!
Các thông tin về chi phí vệ sinh Container
Phí vệ sinh Container được hiểu đơn giản là khoản phí mà những người mượn container để vận chuyển hàng hóa phải trả cho hãng tàu. Mục đích của việc vệ sinh này làm làm sạch võ container rỗng sau khi hàng đã được chuyển đi. Nghĩa là, khi người nhập khẩu đã lấy container về kho, trả container rỗng cho các hãng tàu thì họ phải trả một khoản phí nhất định để vệ sinh sạch container đó.
Việc làm sạch này đảm bảo rằng chất lượng của lô hàng sau khi được vận chuyển được tốt nhất. Bởi trong quá trình vận chuyển hàng hóa logistics sẽ có ảnh hưởng nhất định đến vỏ container. Nó có thể bị hư hại, ám mùi, bị bẩn. Do đó, nếu không vệ sinh thì khi vận chuyển lô hàng tiếp theo sẽ làm giảm chất lượng của chúng.
Phí vệ sinh Container là khoản phí bắt buộc mà tất cả người mượn container đều phải trả. Chi phí thuê hãng tàu vệ sinh vỏ container ở mỗi hàng tàu luôn có sự khác biệt. Tuy nhiên, các hãng tàu luôn đề cập rõ vấn đề này với người thuê. Do đó, các bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều.
Xem thêm:
Vận chuyển ô tô Bắc Nam Giá Tốt – Uy Tín – Nhanh Chóng
Khi nào cần phải trả phí vệ sinh Container?
Các đơn vị vận chuyển hàng hóa thường đề cập rõ với người mượn Container. Theo đó, hãng tàu sẽ thu phí vệ sinh Container ngay khi nó cập bến ở cảng đích. Dù bạn mua hàng hóa theo điều kiện nào thì người nhập khẩu cũng phải đứng ra chi trả khoản phí này.
Đương nhiên, khoản phí này không nằm trong tổng cước vận chuyển hàng hóa bạn nhé! Nó chỉ được chi trả khi mà người nhập khẩu đã hoàn tất các thủ tục nhận D/O để lấy hàng về kho. Thông thường, người nhập khẩu sẽ trả phí vệ sinh Container qua trung gian. Thế nhưng, trường hợp, người nhập khẩu làm việc trực tiếp cho hãng tàu thì sẽ trả phí trực tiếp cho họ.
Trong một vài tình huống, người mượn Container sẽ phải trả phí vệ sinh 2 lần. Tiêu biểu nhất là trường hợp, người mượn sau khi rút hàng hóa ra khỏi container mà container bám dầu nhớt, nhiều vết bẩn cứng đầu thì hãng tàu sẽ thu thêm phí vệ sinh.
Do vậy, dù bạn đã nộp phí vệ sinh container từ trước thì khi hàng hóa vận chuyển làm bẩn container quá nhiều vẫn sẽ phải nộp thêm. Điều này cũng được quy định và thỏa thuận ngay từ đầu. Vì thế, gần như mọi người đều đồng ý và chấp nhận chi trả khoản phí này!
Trong trường hợp bạn có thắc mắc, hãy chủ động đề cập với chủ tàu. Họ sẽ luôn giải đáp và có những phương án xử lý hợp tình cho bạn!
Xem thêm:
Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam, Bảng giá cước Siêu Chi Tiết
Tổng hợp các loại phí vệ sinh Container
Các loại phí vệ sinh container cần đóng là:
- Phí container thông thường: Nếu như container sạch, chỉ cần quét thì hãng tàu sẽ chỉ thu phi khi doanh nghiệp lấy hàng về kho.
- Phí vệ sinh container bằng nước: Chi phí này được áp dụng trong trường hợp các thùng container chở hàng khô, nhiều bụi. Ví dụ như bạn chở thạch cao, bột đá hay thủy tinh. Tất cả vết bẩn mà hàng hóa tạo ra không thể vệ sinh thông thường mà cần dùng đến nước để làm sạch. Như vậy vừa gây tốn sức vừa bẩn thùng Cont nên hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí.
- Phí vệ sinh cont dùng hóa chất/tẩy mùi: Loại phí này được áp dụng đối với những người mượn container để vận chuyển hàng hóa là hóa chất, có nhiều dầu mỡ, chứa mùi thực phẩm nặng. Ví dụ như dầu, xương gia súc,… Người ta cần dùng đến hóa chất tẩy rửa, tẩy mùi để vệ sinh.
Có thể thấy rằng, phương thức vệ sinh container càng phức tạp thì số tiền bạn cần chi trả để làm sạch chúng sẽ càng cao. Đây cũng là một trong những điều mà bạn cần nằm lòng để dùng các dịch vụ vận chuyển hàng hóa không bị bỡ ngỡ nhé!
Mong rằng, những thông tin được đưa đến ở trên đã giúp bạn hiểu rõ về phí vệ sinh Container. Công ty vận chuyển hàng hóa Trường Nam Logistics luôn ở đây, sẵn sàng đồng hành cùng bạn! Nếu có nhu cầu, vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé!
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
1PL 2PL 3PL 4PL 5PL là gì? Giải thích chi tiết từng mô hình logistics
Tìm hiểu về các mô hình Logistics phổ biến trên thị trường, bạn sẽ ngay
WMS là gì? Định nghĩa chi tiết về hệ thống quản lý kho hàng
Quan tâm đến tình hình quản lý kho hàng và tốc độ phát triển của
FAS là gì? Giải thích chi tiết điều kiện giao hàng FAS theo Incoterms 2020
Thuật ngữ FAS trong ngạch Logistics đã được rất nhiều chuyên gia phân tích. Thế