Có không ít doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay bày tỏ sự băn khoăn về phí CIC. Không ai hiểu rõ CIC là phí gì? Khoản phí này cần đóng khi nào? Trường Nam Logistics sẽ lý giải chi tiết về phí CIC trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Phí CIC là gì? Tại sao lại có phí này?
Trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu CIC là phí gì. Trong tiếng Anh, CIC là viết tắt của cụm Container Imbalance Charge. Khi dịch ra Tiếng Việt nó có nghĩa là phí mất cân bằng container.
Được biết, đây là loại phí mà các hãng tàu thu của khách hàng khi bạn sử dụng hình thức vận tải đường biển. Khoản phí này sẽ bù đắp vào chi phí mà tàu vận chuyển container rỗng hoặc container thừa về nơi có nhu cầu sử dụng đến container.
Chi phí này được hình thành khi mà số lượng container rỗng trên cảng biển mất cân bằng. Khi số lượng container rỗng tăng cao sẽ khiến cho cán cân xuất nhập khẩu giữa các quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực.
Một ví dụ cho bạn dễ hình dung về phí CIC như sau:
Số lượng hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc về không ngừng tăng cao. Số lượng container chở hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam ngày một nhiều. Khi về đến cảng, bốc dỡ hàng hoá thì còn lại container rỗng. Mà số hàng Việt Nam xuất khẩu trở lại Trung Quốc rất ít. Điều này dẫn đến việc container rỗng ở cảng biển nước ta ngày càng tăng và phía Trung Quốc lại thiếu hụt container để đóng hàng.
Để giải quyết vấn đề này, hãng tàu cần phải vận chuyển container rỗng từ Việt Nam về Trung Quốc. Phí vận chuyển này, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ buộc phải chi trả. Và đó chính xác là phí CIC
Khi nào phải thu phí CIC?
Khi nắm được khái niệm CIC là phí gì, nhiều người cho rằng loại phí này sẽ được áp dụng cho tất cả container rỗng. Điều này không hoàn toàn đúng. Dựa theo chia sẻ của chủ các hãng tàu thì phí CIC thường chỉ được áp dụng trên một số tuyến vận tải. Phần đa phí được thu trên các tuyến nhập khẩu từ những quốc gia xuất siêu.
Nguyên do là những nước này thường rơi vào tình trạng thiếu container đóng hàng. Tình trạng này diễn ra khá nhiều lần trong năm, đặc biệt là vào cuối năm. Khi đó, hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế diễn ra sôi động. Vì thế, đây là khoảng thời gian mà container đóng hàng bị thiếu hụt nhiều. Các hãng tàu sẽ phải vận chuyển container rỗng từ nơi không cần đến nơi cần sử dụng. Đây cũng là khoảng thời gian mà phí CIC được thu nhiều nhất.
Ai sẽ là người thanh toán phí CIC?
Phí CIC thường sẽ được tính vào cước vận tải và hãng tàu sẽ thu từ người gửi hàng hoặc người nhận hàng. Đối tượng phải thanh toán phí CIC sẽ tuỳ thuộc vào từng hợp đồng thoả thuận giữa 2 bên bán – mua. Trong quá trình thực hiện đóng hàng xuất khẩu, nếu phát hiện thiếu container, các hãng tàu sẽ chủ động chuyển container rỗng từ những nơi khác về.
Chi phí vận chuyển phát sinh (CIC) lúc này sẽ được ghi rõ trong hợp đồng vận tải với hãng tàu. Trong trường hợp phí CIC phát sinh khi hàng hoá đã đến cảng nhập khẩu đầu tiên thì người mua hàng hoặc bên nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm thanh toán phí CIC. Điều này được lý giải rằng, container rỗng đã được trả về và hãng tàu có quyền thu thêm phí CIC để chuyển container rỗng tới nơi cần sử dụng.
Nói một cách dễ hiểu thì container rỗng sẽ không đợi đến khi có hàng để đóng vào. Nó sẽ được hãng tàu chuyển trở về nước xuất khẩu sau khi hoàn thành quá trình nhập khẩu hàng hoá. Vì thế, đa phần, người thanh toán phí CIC là người mua hàng.
Điều kiện phải cộng phụ phí CIC
Dù hoạt động trong ngành vận chuyển xe ô tô hay đường biển, bạn cũng nên nắm rõ phần kiến thức này. Phần phụ phí CIC sẽ được cộng vào trong những điều kiện dưới đây:
- Phụ phí CIC được thanh toán bởi người mua hàng. Trong trường hợp này, nó sẽ không được tính vào giá trị thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán
- Phụ phí liên quan đến tất cả các loại hàng hoá nhập khẩu
- Đi kèm với hoá đơn có các số liệu khách quan, định lượng và chứng từ
Cách tính phí CIC vào trị giá tính thuế
Liên quan đến vận chuyển, tất cả các đơn vị, hãng tàu phải đóng thuế. Cũng giống như giá vận tải đường bộ, phí CIC sẽ có sự thay đổi qua từng năm. Các bạn cần hiểu rõ rằng, phụ phí CIC khi liên quan đến vận chuyển các loại hàng hoá nhập khẩu và nó được quy định là khoản điều chỉnh phí cộng thì bắt buộc phải tính vào trị giá hàng hoá.
Trong trường hợp ngược lại, phụ phí CIC là một phần của giá trị hàng nhập khẩu thì việc xác định trị giá sẽ tuân thủ các quy định của văn bản pháp luật. Tất nhiên, các văn bản pháp luật đi kèm này phải có hiệu lực tại thời điểm bạn đăng ký tờ khai hải quan.
Cho tới thời điểm hiện tại, việc xác định giá trị hải quan cũng như tính thuế xuất nhập khẩu đều được thực hiện theo quy định trong Thông tư 39/2018/TT – BTC.
Ảnh hưởng của phí CIC đến chi phí logistics
Khi tìm hiểu CIC là gì nhiều người cũng đặt thắc mắc rằng loại CIC có ảnh hưởng đến chi phí Logistics hay không? Muốn biết được điều này, bạn cần hiểu thêm về chi phí logistics là gì.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì chi phí logistics là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Các yếu tố tác động trực tiếp đến khoản phí này bao gồm vận chuyển, tiền thuế kho bãi, lưu trữ phân bổ hàng tồn kho, vật tư cùng với các thiết bị trong kho. Ngoài ra, nhân viên vận chuyển cũng tác động đến chi phí logistics nói chung. Như vậy, có thể thấy rằng phí CIC có ảnh hưởng đến phí logistics.
Nếu phí CIC cao thì chắc chắn rằng phí Logistics bạn phải trả cũng không nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ về các khoản phí và biết quản lý tốt chuỗi cung ứng thì lợi nhuận thu được chắc chắn không nhỏ.
CIC là phí gì? Toàn bộ thông tin trong bài đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phí CIC. Công ty vận chuyển Bắc Nam – Trường Nam Logistics luôn chủ động cập nhật những thông tin hay về vận chuyển, nhập khẩu hàng hoá,…. Đừng quên truy cập website chúng tôi thường xuyên để nắm bắt thêm nhiều kiến thức hay nhé!
Bài viết hữu ích:
MSDS là gì? Trong xuất nhập khẩu MSDS có quan trọng không?
Xin chào, tôi là Kim Phượng – một chuyên viên content đang làm việc tại Trường Nam Logistics. Trên blog của tôi, tôi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, tích lũy được trong suốt 15 năm hoạt động trong ngành Logistics. Tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn đọc của tôi.
Bài viết liên quan
NVOCC là gì? Vai trò của NVOCC trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Mới chập chững bước chân vào nghề vận chuyển, chắc chắn bạn sẽ được phổ
MSDS là gì? Tầm quan trọng của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
MSDS là gì? Cụm từ này được dùng để biểu đạt điều gì? Tất cả
FCL là gì? Giải thích đơn giản về hàng nguyên container
Thuật ngữ FCL được dùng rất nhiều trong ngành vận tải, Logistics. Tuy nhiên, không